Multimedia Đọc Báo in

Chất lượng vắc-xin cúm A/H5N1 sản xuất tại Việt Nam đạt hiệu quả bảo vệ từ 80%-100%

08:12, 20/04/2010

Bộ Y tế vừa tiến hành kiểm tra và đánh giá chất lượng vắc-xin cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 cùng dây chuyền sản xuất vắc-xin cúm của Viện Vắc-xin Nha Trang. Kết quả thử nghiệm cho thấy vắc-xin đã đáp ứng miễn dịch cao, hiệu quả bảo vệ đạt từ 80% - 100%.

Vắc-xin cúm H5N1 của Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế Nha Trang được bào chế bằng phương pháp nuôi cấy virus H5N1 bất hoạt trên trứng gà có phôi. Viện đã sản xuất 5 lô với trên 5.500 liều, được thẩm định là đạt các tiêu chí về an toàn chung, vô khuẩn, cùng hàm lượng một số chất khác. Chế phẩm mang tên Fluvac này đã được thử nghiệm trên động vật, cho đáp ứng miễn dịch 77% ở chuột nhắt, 100% ở chuột lang và 96% ở gà. Chế phẩm này sẽ được gửi sang một cơ quan kiểm định quốc tế để đánh giá lần nữa.

Sau khi đại dịch cúm A/H1N1 lan rộng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lựa chọn một số nước có đủ năng lực nghiên cứu, công nghệ sản xuất vắc-xin để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nhân lực nhằm san sẻ bớt gánh nặng cho WHO khi có đại dịch xảy ra. Với việc nghiên cứu và sản xuất Vắc-xin cúm A/H5N1thành công trong phòng thí nghiệm - Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế Nha Trang đã được WHO lựa chọn và tài trợ  với tổng kinh phí là 2,7 triệu USD. Dây chuyền sản xuất Vắc-xin cúm A/H5N1 này chỉ cần thay chủng cúm khác vào là có thể sản xuất ngay một loại vắc-xin mới theo đúng chất lượng qui định của WHO.

Sau khi đánh giá về chất lượng Vắc-xin và dây chuyền sản xuất Vắc-xin Bộ Y tế - Bộ Khoa học công nghệ sẽ tiến hành nghiệm thu và cho thử nghiệm lâm sàng trên người. WHO khuyến cáo hàng năm đều xuất hiện những chủng cúm mới, vì vậy việc Việt Nam tự sản xuất được Vắc-xin cúm sẽ không phải nhập Vắc-xin cúm mùa phục vụ người dân và khi đại dịch xảy ra WHO chỉ cần cung cấp chủng là có thể sản xuất được Vắc-xin phòng chống.

Theo VTV

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.