Tìm giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu, khống chế nhập siêu năm 2010
15:50, 26/07/2010
Tìm giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu, khống chế nhập siêu năm 2010 là vấn đề được bàn luận tại buổi giao ban xuất nhập khẩu tháng 7 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 23-7 vừa qua.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch 7 tháng đầu năm ước đạt 38,27 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng XK tăng mạnh nhất là hàng công nghiệp chế biến như hóa chất, sắt thép, sản phẩm từ cao su; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 45,71 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ. Tính ra, nhập siêu 7 tháng đầu năm bằng 19,45% kim ngạch XK. Dự báo, XK một số mặt hàng công nghiệp trong những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu gia tăng khi kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng và những biện pháp thúc đẩy XK tiếp tục phát huy tác dụng. Ngoài ra, do một số dự án lớn vốn FDI sản xuất mặt hàng điện tử, vi tính và linh kiện đi vào hoạt động nên XK mặt hàng này cũng sẽ tiếp tục đà tăng mạnh.
Từ kết quả XNK của tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010 cho thấy, mặc dù xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhưng cán cân nhập siêu vẫn đang được giữ ở mức chỉ tiêu cho phép (bằng 20% kim ngạch XK). Điều đó đòi hỏi phải có những biện pháp hợp lý và kịp thời mới bảo đảm thực hiện được mục tiêu XK cũng như khống chế nhập siêu.
Theo Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, từ tháng 8 đến hết năm, kim ngạch NK thường tăng cao trong khi nhiều mặt hàng XK đã tới ngưỡng nên việc bảo đảm mục tiêu nhập siêu là vấn đề không đơn giản. Bởi vậy, việc cần làm trong những tháng cuối năm là có sự điều tiết, cân đối sao cho phù hợp trong việc nhập khẩu những mặt hàng thuộc nhóm nguyên liệu sản xuất như sắt thép, thức ăn chăn nuôi, phân NPK…mà không ảnh hưởng tới sốt giá cũng như chỉ số giá. Thách thức cuối năm cho hoạt động XK chính là các mặt hàng công nghiệp và công nghiệp chế biến cũng như hàng hóa khác. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc quán triệt thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn về giải pháp đẩy mạnh XK, kiềm chế nhập siêu thì cần tháo gỡ những vướng mắc cho DN về vốn, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Các ngành hàng trong lĩnh vực nông nghiệp cần đẩy mạnh XK trong tháng 8, nhất là những mặt hàng thủy sản, chè, tiêu và rau quả bằng việc tìm kiếm đơn hàng mới, đồng thời tăng cường tham gia xúc tiến thương mại tại nước ngoài. Nhu cầu NK những tháng cuối năm là rất lớn nên các ngành hàng, tổng công ty cần cân đối, hạn chế NK những mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Các cơ quan chức năng cần áp dụng các giải pháp như xây dựng hàng rào kỹ thuật để kiểm tra giám sát những mặt hàng nhập khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch; bổ sung thêm những mặt hàng cần cấp giấy phép tự động nhập khẩu, nhất là những mặt hàng không cần nhập khẩu. Hiện tại, nhiều mặt hàng thực phẩm đông lạnh như thịt gia súc, gia cầm cũng đã được tạm dừng NK, hàng tồn đọng tại cảng quá 90 ngày sẽ được xử lý theo quy định.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch 7 tháng đầu năm ước đạt 38,27 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng XK tăng mạnh nhất là hàng công nghiệp chế biến như hóa chất, sắt thép, sản phẩm từ cao su; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 45,71 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ. Tính ra, nhập siêu 7 tháng đầu năm bằng 19,45% kim ngạch XK. Dự báo, XK một số mặt hàng công nghiệp trong những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu gia tăng khi kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng và những biện pháp thúc đẩy XK tiếp tục phát huy tác dụng. Ngoài ra, do một số dự án lớn vốn FDI sản xuất mặt hàng điện tử, vi tính và linh kiện đi vào hoạt động nên XK mặt hàng này cũng sẽ tiếp tục đà tăng mạnh.
Từ kết quả XNK của tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010 cho thấy, mặc dù xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhưng cán cân nhập siêu vẫn đang được giữ ở mức chỉ tiêu cho phép (bằng 20% kim ngạch XK). Điều đó đòi hỏi phải có những biện pháp hợp lý và kịp thời mới bảo đảm thực hiện được mục tiêu XK cũng như khống chế nhập siêu.
Thanh long nằm trong nhóm hàng rau quả có lợi thế xuất khẩu Ảnh: H.H |
H.H (
Nguồn: CTO)
Ý kiến bạn đọc