Multimedia Đọc Báo in

Hơn 16.600 ha cà phê được các nông hộ đăng ký sản xuất theo tiêu chí UTZ và 4C

10:20, 23/02/2012

Thực hiện Đề án phát triển cà phê bền vững (giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020) của UBND tỉnh, đến nay đã có hàng nghìn nông hộ trên địa bàn Dak Lak đăng ký sản xuất cà phê theo tiêu chí UTZ Certifide và có xác nhận 4C với diện tích hơn 16.600 ha. Số diện tích này được các nông hộ liên kết sản xuất với 14 doanh nghiệp (DN) kinh doanh cà phê đứng chân trên địa bàn Dak Lak gồm: Công ty Cà phê Phước An, Thắng lợi, Ea Pôk, Đrao, Buôn Hồ, Vinacafe Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên, Nedcoffee Việt Nam, Ea Kmat, Amajaro, Olam, Dak Man và Công ty Cà phê 49. Được biết, các DN này đóng vai trò “bà đỡ” cho người sản xuất cà phê theo tiêu chí trên theo phương thức tổ chức từng nhóm hộ có đủ năng lực và điều kiện canh tác trên diện tích từ 1ha trở lên.

Sản xuất cà phê theo tiêu chí UTZ tại Công ty cà phê Ea Pôk
Sản xuất cà phê theo tiêu chí UTZ tại Công ty Cà phê Ea Pôk

Theo Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, trong thời gian tới, số diện tích cà phê trên cũng sẽ được rà soát và đánh giá lại một cách nghiêm túc trên cơ sở các tiêu chí đặt ra, đồng thời tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cho 5-6 DN nữa. Hiện đã có 8 DN được cấp giấy chứng nhận này là Công ty Cà phê Thắng Lợi, Phước An, Tháng 10, Ea Pôk, 2-9, Buôn Hồ, Công ty Cà phê 15 và Công ty XNK Dak Lak với diện tích 8.600 ha.

                                                                                                                                                                                                                                           Đ.Đ    
           
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.