Multimedia Đọc Báo in

Huyện Lak: Tổng kết 5 năm thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa giai đoạn 2007 - 2012

08:37, 30/07/2012

Huyện Lak vừa tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ và tổng kết 5 năm công tác đền ơn đáp nghĩa giai đoạn 2007 - 2012.

Huyện Lak hiện có 1.492 đối tượng chính sách gồm Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị bắt tù đày, người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học. Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của huyện luôn chú trọng chăm lo đời sống cho các hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Huyện đang trực tiếp chi trả trợ cấp hằng tháng cho 516 đối tượng, trong đó có 96 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Từ năm 2007 đến nay, huyện đã vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 410.952.000 đồng, ngoài việc huy động quỹ tại huyện còn có sự hỗ trợ từ nguồn quỹ đền ơn đáp nghĩa của tỉnh cũng như các đơn vị ngoài huyện là 455 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này cùng với nguồn quỹ từ các năm khác chuyển sang, huyện đã hỗ trợ xây dựng mới 45 nhà ở và hỗ trợ sửa chữa 12 nhà tình nghĩa giúp các gia đình chính sách, đồng thời miễn giảm tiền sử dụng đất cho 6 trường hợp với tổng trị giá hơn 1,5 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, huyện đã tặng 8 sổ tình nghĩa cho 8 đối tượng chính sách, với kinh phí 19 triệu đồng, và hỗ trợ các đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, sơn sửa nghĩa trang liệt sĩ huyện. Công tác tiếp nhận và giải quyết chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng luôn được chú trọng, trong 5 năm qua đã có 352 người được giải quyết chế độ ưu đãi. Huyện còn thực hiện chi trả kịp thời, đúng chế độ cho các đối tượng chính sách, người có công.

Nhân dịp này, UBND huyện đã tặng giấy khen cho 8 tập thể và 20 đối tượng chính sách tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, giai đoạn 2007-2012.

Lê  Thủy


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.