Multimedia Đọc Báo in

Ca nhiễm H7N9 đầu tiên hồi phục

16:15, 08/04/2013

Tổng số người nhiễm H7N9 ở Trung Quốc đã tăng lên con số 21, trong đó có 6 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, tại Thượng Hải, cơ quan y tế đã ghi nhận trường hợp nhiễm H7N9 đầu tiên hồi phục.

Ngày 7-4, Sở Y tế thành phố Thượng Hải xác nhận, tính đến 5 giờ chiều, thành phố này có thêm 2 trường hợp nhiễm vi rút cúm H7N9. Cho tới hiện tại, trong số 8 trường hợp nhiễm H7N9 đang được điều trị, có một bệnh nhân 4 tuổi đang hồi phục sức khỏe. Điều này cho thấy, những trường hợp nhiễm H7N9 hoàn toàn không phải đều có triệu chứng nặng thêm.

Cũng trong ngày 7-4, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, hiện tại khu vực phát hiện nhiễm virus H7N9 tập trung chủ yếu ở Thượng Hải, tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng bùng phát đại dịch trong phạm vi lớn. Theo chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, vi rút H7N9 tìm thấy là vi rút hoàn toàn mới và hiện tại vẫn chưa rõ nguồn gốc, con đường lây nhiễm cũng không rõ, có thể chim di trú đã mang vi rút H7N9 vào Trung Quốc.

Giới chức Trung Quốc cũng khẳng định, virus H7N9 không liên quan gì tới hiện tượng lợn chết hàng loạt ở Thượng Hải trước đó. Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Hoa Kỳ lại lo ngại rằng nếu đàn lợn bị chết vì vi rút cúm gia cầm thì vi rút rất có thể biến dị thành chủng loại mới có thể lây lan sang người và từ người sang người.

Hiện tại, Trung Quốc đang ráo riết tiến hành các biện pháp phòng chống sự lây lan của vi rút H7N9 cũng như tìm ra nguồn gốc lây lan của loại vi rút gây chết người này.

K.O (nguồn SK&ĐS)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.