Multimedia Đọc Báo in

Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công bố 8 Kỷ lục Phật giáo năm 2013

16:35, 18/05/2013

Chào mừng Đại lễ Phật Đản, Phật Lịch 2557 (dương lịch năm 2013), Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam vừa công bố 8 Kỷ lục Phật giáo năm 2013.

1
Kỳ lam ngọc Phật tại Chùa Hội An-Bình Dương

Các kỷ lục bao gồm:

1-Trường Phật giáo đào tạo nhiều tăng ni sinh nhất đó là Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thu hút các học giả và các nhà nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới.

2-Tượng Đức Phật Thích Ca bằng đá saphire lớn nhất ở Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên - Vĩnh Phúc. Pho tượng Phật này được tạc từ đá ngọc Việt Nam có chứa 80-90% aphire, mang bản sắc văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật đặc trưng Việt Nam.

3-Tượng Phật nhập niết bàn bằng đá saphire lớn nhất Việt Nam ở Chùa Hội An - Bình Dương. Kỳ Lam Ngọc Phật là pho tượng Phật được làm từ một loại đá quý có chứa nhiều chất liệu corindon (saphire) màu xanh dương đậm. Đây là một tài sản vô cùng quý giá của vùng đất và Phật giáo Bình Dương.

4-Ngôi chùa sản xuất phim Phật giáo nhiều nhất là Chùa Hoằng Pháp, thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của các bộ phim về Phật giáo do chùa sản xuất và phát hành không chỉ đáp ứng về mặt tinh thần cho cộng đồng Phật tử trong và ngoài nước mà còn khẳng định rằng Phật giáo đã, đang và sẽ chuyển mình cùng nhịp sống của thời đại.

5-Kênh truyền hình sản xuất và phát sóng nhiều chương trình nhất về chủ đề Phật giáo Việt Nam là kênh AVG. Kênh truyền hình này đã xây dựng được gần 20 chương trình. Thời gian phát sóng các chương trình về chủ đề Phật giáo là 2 giờ/ngày.

6-Người biên tập và biên soạn kinh sách Phật giáo nhiều nhất – Thượng tọa Thích Nhật Từ.

7-Người đọc sách nói về Phật giáo nhiều nhất – bà Nguyễn Hướng Dương.

8-Bộ sưu tập tem về đề tài Phật giáo nhiều nhất thuộc về ông Nguyễn Đại Hùng Lộc.

N.X (nguồn TTXVN)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.