Multimedia Đọc Báo in

Hơn 3,5 tỷ đồng hỗ trợ phụ nữ nghèo và khó khăn

14:33, 17/07/2014

Ngày 17-7, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá giữa nhiệm kỳ và kiện toàn, bầu bổ sung BCH Hội khóa XV (2011-2016).

a
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Trong nửa nhiệm kỳ qua, Hội LHPN tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, bám sát chức năng, nhiệm vụ, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Vai trò của người phụ nữ được khẳng định trong việc phát triển kinh tế, nghề nghiệp và gia đình, thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng… Các cấp Hội đã triển khai thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động “5 không 3 sạch”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới” thông qua việc làm cụ thể, tiêu biểu như mô hình "Nuôi heo đất”, “Hũ gạo tiết kiệm”, “Mái ấm tình thương”… đã thu được hơn 3,5 tỷ đồng hỗ trợ cho phụ nữ nghèo và khó khăn. Bên cạnh đó, Hội còn tích cực vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, cụ thể: hằng năm 100% phụ nữ nghèo làm chủ hộ được hội giúp vốn, kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế (40% hộ thoát nghèo); quản lý 9 chương trình vay vốn với tổng dư nợ trên 1 tỷ đồng cho gần 51.000 hộ vay; thành lập mới hàng trăm tổ tiết kiệm…

a
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Kim Thoa phát biểu tại Hội nghị

Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong nửa cuối nhiệm kỳ: đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng gia đình hạnh phúc; tham mưu, đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới nhằm thực hiện thành công Nghị quyết mà Đại hội khóa XV đã đề ra.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã tiến hành bầu bổ sung 6 thành viên vào  Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh khóa XV (nhiệm kỳ 2011-2016).

Thúy Hồng
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.