Multimedia Đọc Báo in

Đại hội Hội Đông y huyện Buôn Đôn lần thứ III, nhiệm kỳ 2014 - 2019

09:13, 16/12/2014
Hội Đông y huyện Buôn Đôn vừa tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2014 – 2019.

Trong nhiệm kỳ qua, Hội Đông y huyện Buôn Đôn đã góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cán bộ và nhân dân trên địa bàn. Các hội viên đã phát huy tốt vai trò, chức năng; tập hợp những người làm nghề y, dược học cổ truyền đóng góp chuyên môn, kinh nghiệm, công sức vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hội viên Hội Đông y huyện đã khám và điều trị cho gần 20.000 lượt bệnh nhân bằng các phương pháp châm cứu, day xoa ấn bấm huyệt, đốt bấc, giác hơi, chữa rắn độc cắn, bó xương; ngoài ra còn có hơn 9.500 lượt người được điều trị bằng các phương pháp khác; qua điều trị đã bốc và sử dụng gần 12.000 thang thuốc các loại. Từ huyện đến xã và các Trạm y tế đều có Phòng y học cổ truyền khám chữa bệnh bằng phương pháp Đông y. Y đức và phẩm chất của người thầy thuốc luôn được Hội quan tâm rèn luyện, hầu hết lương y hoạt động hợp pháp theo Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân, giữ vững truyền thống “lương y như từ mẫu”.

Đại hội cũng đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2014 – 2019: Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ hội viên; tăng cường học tập 9 điều y huấn cách ngôn của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, bồi dưỡng y đức, y thuật; đẩy mạnh phát triển hội viên; phát huy hiệu quả các phòng chẩn trị...; phấn đấu trong nhiệm kỳ sẽ xây dựng được từ 1-2 cơ sở hội, mỗi năm phát triển từ 10-15 hội viên mới có đủ trình độ chuyên môn tham gia vào công tác Hội… Đại hội cũng tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới với 9 thành viên; ông Phạm Quang Văn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện giữ chức Chủ tịch Hội.

Trần Tú Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.