Multimedia Đọc Báo in

Ban hành quy định về xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh

15:45, 17/04/2016
UBND tỉnh vừa ban hành quy định về xử lý kỷ luật cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi là cấp xã) trên địa bàn tỉnh. Theo quy định có 4 hình thức xử lý kỷ luật gồm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức và bãi nhiệm.
 
d
Công an viên xã Ea Kuêh (huyện Cư M'gar) tuyên truyền cho người dân tại nhà về chấp hành tốt pháp luật Nhà nước (Ảnh minh họa)
Cụ thể, theo Điều 8 của Quy định này, cán bộ cấp xã sẽ bị khiển trách nếu có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thực thi công vụ; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức nơi đang công tác; tự ý nghỉ việc từ 3 đến dưới 5 ngày làm việc trong 1 tháng; sử dụng tài sản công trái pháp luật; xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện. Điều 9 quy định cán bộ cấp xã sẽ bị xử lý kỷ luật cảnh cáo nếu sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi; không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan tổ chức, đơn vị có thẩm quyền; sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về nơi công tác; để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại cơ quan phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn… Cán bộ cấp xã sẽ bị cách chức (Điều 10) nếu bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan ý tế có thẩm quyền; tự ý nghỉ việc tổng số từ 7 ngày làm việc trở lên trong 1 tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong 1 năm mà đã được cơ quan sử dụng cán bộ thông báo bằng văn bản 3 lần liên tiếp; vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, bình đẳng giới. Hình thức kỷ luật bãi nhiệm được áp dụng đối với cán bộ cấp xã là Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND và UBND có hành vi vi phạm pháp luật tại Điều 10 của Quy định này.
 
Hoàng Tuyết
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.