Multimedia Đọc Báo in

Gắn đào tạo nghề với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

08:40, 22/07/2016
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Chỉ thị về việc nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
 
a
Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk (bìa trái) hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê cho các học viên lớp đào tạo nghề lao động nông thôn .
Một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị là Bộ NN&PTNT yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng tham mưu để UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp hằng năm và cả giai đoạn 2016-2020 theo định hướng của Bộ NN&PTNT. Trong đào tạo nghề cần lựa chọn các ngành nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, phát huy hiệu quả sản xuất, chú trọng các ngành chủ lực là thế mạnh gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; gắn đào tạo nghề với quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, các mô hình khuyến nông, dự án phát triển sản xuất tạo việc làm cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã rà soát, đánh giá nhu cầu học nghề nông nghiệp, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp sát với thực tế ở địa phương theo phương châm gắn nhu cầu đăng ký của người học với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, ưu tiên đối tượng chính sách; đồng thời có giải pháp hữu hiệu để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân sau học nghề nông nghiệp…
 
Lê Ngọc

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.