Multimedia Đọc Báo in

Thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh

18:05, 17/08/2017

Chiều 16-8, Ban điều hành Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2020” tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban điều hành dự án chủ trì hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Từ đầu năm đến nay, trong khuôn khổ của chương trình dự án, đã có nhiều doanh nghiệp được tiếp cận, hỗ trợ kịp thời để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng như máy bơm, bét tưới, máy xay xát cà phê, bột bơ ca cao, cá tầm, cá chạch bùn, rau xanh, trái bơ... đưa vào tiêu thụ ở hệ thống siêu thị và xuất khẩu. Đã có 2 đề tài nghiệm thu, ứng dựng gồm “Ứng dụng công nghệ lò trung tần trong công đọan nấu luyện gang để sản xuất các sản phẩm gang đúc”  tại Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Đắc Hải và “Công nghệ sản xuất gạch không nung từ các nguồn phế thải rắn” tại Công ty TNHH Đầu tư, xây dựng và thương mại Trung Hà; hỗ trợ doanh nghịêp thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất rau tại thị xã Buôn Hồ”,  xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi lươn đồng thương phẩm tại huyện M’Đrắk, trồng rau thủy canh ở không gian hẹp cho các hộ dân TP. Buôn Ma Thuột; tổ chức xét duyệt cho 7 tổ chức, doanh nghiệp xây dựng mô hình điểm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Ngoài ra, Ban điều hành dự án đã tham mưu UBND tỉnh cho phép UBND huyện Cư Kuin sử dụng địa danh Cư Kuin để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Hồ tiêu Cư Kuin”; huớng dẫn 19 tổ chức, cá nhân lập hồ sơ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho 19 nhãn hiệu...

Các đại biểu tham dự hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hải Ninh đề nghị thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung của dự án; chú trọng việc xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu; hỗ trợ nghiên cứu đổi mới công nghệ, nhất là khâu sau thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh khi thực hiện mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng...

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.