Multimedia Đọc Báo in

Tham quan, trao đổi kinh nghiệm nuôi ong mật

16:48, 16/10/2017

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức buổi tham quan, trao đổi kinh nghiệm nuôi ong mật tại trang trại của gia đình ông Nguyễn Chí Toàn, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột. 

Buổi tham quan thu hút hơn 60 người nuôi ong và có nhu cầu tìm hiểu, nuôi ong mật trên địa bàn tỉnh. Trang trại ong mật Chí Toàn có hơn 250 đàn ong. Hằng năm, gia đình thường đưa đàn ong đi đánh mật tại các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên, Bình Phước... với sản lượng mật đạt trên 20 tấn.

Ông
Ông Nguyễn Chí Toàn (bìa trái ngoài cùng) chia sẻ cách chăm sóc đàn ong mùa mưa

Khách tham quan được chủ trang trại giới thiệu cách bố trí thùng ong trên vườn, cấu tạo của thùng ong, cách chăm sóc ong chúa trong từng thời kỳ, kinh nghiệm nuôi dưỡng đàn ong mùa mưa bão... Cùng với đó, các hộ nuôi ong còn chia sẻ kinh nghiệm về cách sắp xếp thùng ong trên xe tải khi di chuyển đàn ong đi xa, cách phòng, trị bệnh cho đàn ong mùa mưa...

Người nuôi ong chia sẻ kinh nghiệm sắp xếp đàn ong trên xe khi di chuyển đàn
Người nuôi ong chia sẻ kinh nghiệm sắp xếp đàn ong trên xe khi di chuyển

Theo kinh nghiệm của người nuôi ong, khi di chuyển đàn ong đi xa cần chèn chặt các cầu ong trong từng thùng ong để tránh va đập khi di chuyển; tìm hiểu kỹ tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật địa điểm di chuyển đàn ong đến; thời điểm thích hợp nhất để thả đàn khi đến địa điểm mới là sáng sớm và cần cho đàn ong nghỉ nghơi 30-60 phút khi dừng xe để ổn định đàn ong, tuyệt đối không được thả đàn vào buổi chiều tối, ban đêm hoặc khi trời mưa để tránh tình trạng ong không tìm được đường về sau khi đi hút mật ở địa điểm mới...

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.