Multimedia Đọc Báo in

40 – 50% người dân được tiếp nhận và sử dụng thông tin thông qua việc đọc và học tập suốt đời

15:04, 23/11/2017

Theo Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” vừa được UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai vào giữa tháng 11-2017, sẽ có khoảng 40 – 50% người dân trên địa bàn được tiếp nhận và sử dụng thông tin thông qua việc đọc và học tập suốt đời.

Theo Đề án, hệ thống thư viện tỉnh và các điểm Bưu điện - Văn hóa xã, phường sẽ đóng vai trò trung tâm và quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu trên. Tại đây sẽ thu hút khoảng 85% số dân trên từng địa bàn đến đọc và học nhằm tìm kiếm thông tin, nâng cao kiến thức phục vụ đời sống sản xuất và sinh hoạt, giải trí (đối với học sinh - sinh viên, tỷ lệ này là trên 90%).  

Triển lãm và...
Triển lãm và giới thiệu sách được Thư viện tỉnh triển khai thực hiện thường xuyên

Đến năm 2020, phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 48% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng; 80% thư viện của các cơ quan nghiên cứu khoa học có vốn tài liệu chuyên sâu. Đặc biệt là nâng số lượng người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 2,5 triệu lượt/năm.

Thanh thiếu...
Thanh thiếu niên là đối tượng được quan tâm nhất trong việc đọc và học tập suốt đời

Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, Kế hoạch triển khai Đề án đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chính: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa; Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản các ấn phẩm phục vụ cho việc đọc và học tập của người dân.
                                                                                            

Phương Đình
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.