Multimedia Đọc Báo in

Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5-6

15:31, 05/06/2018

Sáng 5-6, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5-6-2018.

Ngày Môi trường thế giới là sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 5-6 kể từ lần đầu tiên năm 1972. Năm nay, Lễ kỷ niệm trên thế giới được tổ chức trọng thể tại đất nước Ấn Độ, với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” nhằm nhắc nhở mọi người hướng tới các hành vi sống thân thiện với môi trường, giảm thiểu, cắt giảm tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa và túi nilon cũng như từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng để giảm áp lực ngày càng tăng đối với hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất.

Một tiết mục văn nghệ do Câu lạc bộ Văn hóa - Môi trường tỉnh biểu diễn tại lễ mít tinh

Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, mỗi năm chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất bốn lần, có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới song phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn trong các bãi chôn lấp. Với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, dự kiến có khoảng 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050. Với đặc tính bền bỉ trong tự nhiên, rác thải nhựa cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.

Tại Lễ mít tinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đoàn Ngọc Khuê đã kêu gọi các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh cần thường xuyên có những chương trình, hành động cụ thể để tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên...

Bàn giao cá giống cho các đơn vị.

Sau Lễ mít tinh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh đã bàn giao hơn 10.000 con cá giống các loại (trắm, chép, mè, trôi...) cho đại diện buôn Tiêu (xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin) và Công ty TNHH MTV Đô thị - Môi trường Đắk Lắk để thả xuống hồ bổ sung nguồn lợi thủy sản cho đơn vị, địa phương mình.

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.