Multimedia Đọc Báo in

Hội thi tìm hiểu văn hoá Việt Nam - Nhật Bản

09:37, 19/09/2018
Ngày 18-9, Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh đã tổ chức Hội thi tìm hiểu văn hoá Việt Nam - Nhật Bản.
 
Tham dự hội thi có 100 thí sinh là học viên, sinh viên, nhân viên, người lao động của các chi hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, gồm: Công ty Du học Tây Nguyên, Công ty Du học Tanico, Trung tâm Nhật ngữ Sendai, Công ty Nico Nico Yasai và Công ty Liên kết nông dân.
 
Tiết mục văn nghệ “Đất Việt tiếng vọng ngàn đời” của tập thể Công ty Du học Tanico
Tiết mục văn nghệ “Đất Việt tiếng vọng ngàn đời” của tập thể Công ty Du học Tanico.
 
Các thí sinh đã tham dự 16 tiết mục hùng biện (xoay quanh các chủ đề: tìm hiểu văn hóa, truyền thống đất nước, con người Việt Nam - Nhật Bản; lịch sử mối quan hệ giữa 2 nước; tiềm năng, cơ hội hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam - Nhật Bản) và 11 phần thi văn nghệ (các thể loại đơn ca, song ca, múa).  
 
Hội thi nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 45 năm (1973 - 2018) thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, qua đó góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa các học viên, sinh viên Đắk Lắk đang theo học tiếng Nhật với nhân viên, người lao động Nhật Bản đang công tác, làm việc trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là hoạt động đối ngoại nhân dân quan trọng, nằm trong chương trình kế hoạch của Hội Hữu nghị Việt nam – Nhật Bản trong năm 2018 nhằm củng cố, tăng cường hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.
 
Thí sinh trong trang phục truyền thống của Nhật Bản háo hức theo dõi hội thi.
Thí sinh trong trang phục truyền thống của Nhật Bản háo hức theo dõi hội thi.
 
Kết thúc hội thi, ở phần thi hùng biện, giải Nhất đã thuộc về thí sinh Trịnh Phương Thanh (Trung tâm Nhật ngữ Sendai) với nội dung hùng biện “Đất nước Việt Nam". Ở phần thi văn nghệ, tiết mục múa Yosakoi của tập thể Công ty Du học Tây Nguyên đoạt giải Nhất. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 2 giải Nhì, 2 giải Ba ở phần thi hùng biện; 1 giải Nhì và 4 giải Ba ở phần thi văn nghệ cho các thí sinh có thành tích cao tại hội thi. 
 
Đăng Triều
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.