Multimedia Đọc Báo in

Giao ban công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

14:55, 01/11/2018

Sáng 1-11, tại TP. Buôn Ma Thuột, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin - Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông (TT-TT) tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giao ban công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 

Tham dự hội nghị có Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện Nguyễn Ngọc Lâm; lãnh đạo Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực VII và đại diện lãnh đạo Sở TT-TT của 7 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, gồm:  Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông,  Lâm Đồng,.

111
Quang cảnh hội nghị.

Hiện nay, trên địa bàn 7 tỉnh nói trên có hơn 4.300 tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, với tổng số gần 8.300 giấy phép. Ngoài ra, còn có hàng nghìn trạm phát sóng của các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin di động được cấp phép sử dụng băng tần và hàng nghìn thiết bị được phép sử dụng có điều kiện.

Thực hiện chương trình phối hợp triển khai công tác quản lý tần số vô tuyến điện, trong năm 2018 các tỉnh đã phối hợp tổ chức 5 hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Tần số vô tuyến điện và các văn bản liên quan; trong đó, chú trọng các đối tượng sử dụng Đài truyền thanh không dây và thiết bị vô tuyến điện đặt trên tàu cá; Tiến hành thanh, kiểm tra định kỳ và thanh tra đột xuất 127 tổ chức, cá nhân, qua đó đã phát hiện nhắc nhở và xử phạt 95 tổ chức, cá nhân; đo thông số kỹ thuật thiết bị phát thanh truyền hình và thiết bị truyền thanh không dây của 54 đơn vị; phối hợp xử lý thành công 12/12 vụ can nhiễu thông tin vô tuyến điện…

111
Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Đắk Lắk Trần Văn Hiền tham gia ý kiến tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã có nhiều ý kiến về tồn tại, vướng mắc trong công tác phối hợp cần khắc phục như: chưa xử lý dứt điểm được nguồn gây can nhiễu; công tác kiểm tra, giám sát việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thiết bị vô tuyến điện chưa được quan tâm, còn nhiều bất cập; còn chậm trễ trong việc khắc phục việc sử dụng thiết bị truyền thanh và truyền hình không dây, dẫn đến nguy cơ gây can nhiễu cho hệ thống vô tuyến điện; chậm trễ trong việc làm hồ sơ đề nghị cấp mới, gia hạn giấy phép; một số tổ chức, cá nhân vi phạm còn tìm cách né tránh, không chấp hành các quy định xử phạt...

?
Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện Nguyễn Ngọc Lâm phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện Nguyễn Ngọc Lâm ghi nhận sự phối hợp tích cực và hiệu quả của các tỉnh trong khu vực thời gian qua; đồng thời đề nghị, thời gian tới, các tỉnh cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Tần số vô tuyến điện theo hướng đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp với từng đối tượng; phối hợp xử lý triệt để nguồn gây can nhiễu thông tin vô tuyến điện do máy điện thoại không dây gây ra; tham  mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường công tác quản lý tần số vô tuyến điện trên địa bàn; tiến hành thanh, kiểm tra việc sử dụng tần số vô tuyến điện của các tổ chức, cá nhân cũng như đo, kiểm tra, chấn chỉnh các đơn vị sử dụng thiết bị phát thanh truyền hình và Đài truyền thanh không dây…

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.