Multimedia Đọc Báo in

Thông cáo báo chí về việc chọn Biểu trưng chính thức của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

18:52, 27/11/2018

Thông cáo báo chí về việc chọn Biểu trưng chính thức của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Căn cứ Kế hoạch số 5062/KH-UBND ngày 22-6-2018 của UBND tỉnh về việc tổ chức Cuộc thi thiết kế Biểu trưng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, qua 2 tháng phát động, Cuộc thi đã nhận được 161 tác phẩm của 104 tác giả đến từ 24 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia. Qua nhiều vòng chấm chặt chẽ, minh bạch, giải Nhất cuộc thi đã thuộc về biểu trưng của tác giả Lê Trung Hoa (TP. Hồ Chí Minh).

Ngày 9-11-2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 3040/QĐ-UBND về việc công nhận Biểu trưng chính thức của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột – Lễ hội cấp quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức 2 năm/lần; góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, quảng bá, khẳng định thương hiệu của Lễ hội. Ngày 10-11-2018, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ công bố và trao giải cho các tác phẩm đoạt giải.

Mẫu Biểu trưng chính thức của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. 
Mẫu Biểu trưng chính thức của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. 

Biểu trưng được thiết kế trên ý tưởng sự lan tỏa của hoa bồ công anh trong gió, hoa được kết nối từ những hạt cà phê, thể hiện sự đoàn kết, kết nối Tây Nguyên, khu vực và thế giới. Điểm nhấn của Biểu trưng làm chữ “Coffee” (cà phê) mà trọng tâm là chữ “C” tạo hình hoa và đồng thời cũng tạo hình chiêng mang thông điệp bản sắc, tinh hoa của các dân tộc Tây Nguyên qua Lễ hội sẽ lan tỏa khắp thế giới. Những hạt cà phê đang bay tượng trưng cho sức lan tỏa mạnh mẽ của Lễ hội. Biểu trưng sử dụng tiếng Anh làm chủ đạo, thể hiện tính kết nối mạnh mẽ và phù hợp trong xu thế mở hiện tại. Biểu trưng được phối nhiều màu, thể hiện sự đa dạng, vui tươi và sắc màu của Lễ hội, trong đó chủ đạo vẫn là màu cà phê và màu đất đỏ bazan (chữ Buôn Ma Thuột và hoa văn Cồng chiêng).

Biểu trưng được chọn thể hiện được tính Lễ hội, bố cục hài hòa, màu sắc rực rỡ và chữ rõ ràng, tinh tế; có tính đặc thù về cà phê; có biểu tượng bản sắc văn hóa Tây Nguyên.

UBND tỉnh Đắk Lắk


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.