Multimedia Đọc Báo in

Kiện toàn Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh

22:01, 27/01/2019

UBND tỉnh vừa có Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh).

Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh gồm có 23 thành viên. Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban thay ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh. Cùng với đó, phân công ông Giao Thanh Tùng, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh.

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban thay ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nguyên là Trưởng Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh tặng hoa chúc mừng tân ​Trưởng Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh Nguyễn Tuấn Hà (bìa phải)

Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng thời kỳ. Đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành và địa phương thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan và lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, có tổ chức; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

UBND tỉnh cũng giao Cục Quản lý thị trường tỉnh là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 xây dựng và tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo 389 ký ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.