Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk tăng 17 bậc về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin

17:36, 27/04/2019
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2018.
 
Năm 2018, công tác đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện với 6 hạng mục. Cụ thể gồm: hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan; trang/cổng thông tin điện tử (cung cấp, cập nhật thông tin; các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử); cung cấp dịch vụ công trực tuyến; cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng công nghệ thông tin và nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin. Mỗi hạng mục được kiểm tra, tính điểm, tổng điểm của các hạng mục được sử dụng để xếp hạng tổng thể cho cơ quan.
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND TP. Buôn Ma Thuột
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND TP. Buôn Ma Thuột.
 
Theo đó, 3 đơn vị dẫn đầu Chỉ số và xếp hạng tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần lượt thuộc về Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh, xếp cuối cùng là tỉnh Cao Bằng. Ở chỉ số này, Đắk Lắk đứng thứ 31/63 tỉnh thành, với 0,637 điểm, tăng 17 bậc so với năm 2017 (năm 2017 đứng thứ 48/63, với 0,525 điểm).
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.