Multimedia Đọc Báo in

Chia sẻ thông tin về cung ứng hàng hóa giữa Đắk Lắk và TP. Hồ Chí Minh

16:02, 16/05/2019
Chiều 16-5, tại TP. Buôn Ma Thuột, Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với Sở Công thương Đắk Lắk nhằm tìm hiểu về tình hình sản xuất, nhu cầu thị trường và cơ hội hợp tác trao đổi sản phẩm hàng hóa giữa hai địa phương.
 
Tại buổi làm việc, đại diện Sở Công thương hai địa phương đã chia sẻ nhiều thông tin về tình hình cung ứng và cơ hội kết nối tiêu thụ hàng hóa của nhau. Theo đó, Đắk Lắk đã giới thiệu về năng lực sản xuất, tình hình cung ứng các sản phẩm thế mạnh, có chất lượng của địa phương như: cà phê, hạt tiêu, mật ong, bơ, sầu riêng...
 
Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Phía Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cơ hội thúc đẩy tiêu thụ những sản phẩm của Đắk Lắk tại thị trường TP. Hồ Chí Minh là rất lớn. Thông qua buổi làm việc, đơn vị sẽ kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã hai bên, tạo mọi điều kiện để những sản phẩm đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk có mặt ngày càng nhiều tại TP. Hồ Chí Minh. Nhất là đưa vào tiêu thụ tại các hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại của TP. Hồ Chí Minh và xuất khẩu đối với những sản phẩm có chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của Đắk Lắk như cà phê, bơ, sầu riêng, hạt điều, ca cao, mật ong...

Ông Huỳng Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk thông tin về nang lực sản xuất hàng hóa của tỉnh
Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk thông tin về năng lực sản xuất hàng hóa của tỉnh

Sở Công thương hai tỉnh cũng đã bàn bạc, trao đổi thông tin về việc đẩy mạnh hợp tác, tổ chức các chương trình kết nối cung cầu, thúc đẩy giao thương giữa hai địa phương, cũng như mời gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã của TP. Hồ Chí Minh đầu tư, mở rộng mạng lưới phân phối tại Đắk Lắk trong thời gian đến.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.