Multimedia Đọc Báo in

Hội cây ăn quả Đắk Lắk tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2019 - 2024

06:48, 23/06/2019

Sáng 22-6, Hội cây ăn quả tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2019 - 2024.

Hội cây ăn quả tỉnh hiện có hơn 100 hội viên đang trồng cây ăn quả trên khắp các huyện, thị xã, thành phố. Theo thống kê của Sở NN-PTNT, toàn tỉnh hiện có trên 15 nghìn ha cây ăn quả các loại, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Các giống cây chủ lực như: sầu riêng (khoảng 4.000 ha); bơ (4.500 ha); chuối (1.500 ha); mít (1.000 ha) và các loại cây có múi khác (hơn 1.500 ha).

ảnh
Các đại biểu tham dự đại hội

Theo Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, đến năm 2020 toàn tỉnh có 20 nghìn ha cây ăn quả các loại và đến năm 2030 là 30 nghìn ha. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành Nông nghiệp đang khuyến khích người dân trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích; phát triển cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP; tăng cường công tác quản lý cây giống. Để đề án thành công thì vai trò của Hội cây ăn quả có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho Đắk Lắk trở thành vùng kinh tế trọng điểm trong phát triển cây ăn quả của vùng Tây Nguyên.

Đại hội cũng đã thảo luận phương hướng, nhiệm vụ cho thời gian tới và bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 thành viên. Ông Nguyễn Thanh Sơn được bầu làm Chủ tịch Hội cây ăn quả Đắk Lắk nhiệm kỳ 2019 - 2024.

ảnh
Ban Chấp hành Hội cây ăn quả tỉnh Đắk Lắk, nhiệm kỳ 2019 - 2024 ra mắt đại hội

Nhân dịp này, Hội cây ăn quả tỉnh Đắk Lắk đã ký kết Bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Mai Xuân VL và Công ty TNHH Bất động sản thương mại Hùng Phát về hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, vật tư nông nghiệp công nghệ cao và cung cấp dịch vụ tư vấn trang trại cho Hội.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.