Multimedia Đọc Báo in

Ghi nhận một trường hợp mắc sốt rét ác tính

14:55, 15/07/2019

Sáng 15-7, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) vùng Tây Nguyên cho biết, bệnh viện đang tích cực lọc máu, điều trị cho một bệnh nhân mắc sốt rét ác tính.

Trước đó, vào ngày 9-7, bệnh nhân Lý Seo Hòa (sinh năm 1993, trú tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông) nhập viện tại BVĐK khu vực 333 (huyện Ea Kar) trong tình trạng sốt cao 41 độ, rét run, ra mồ hôi, đau đầu, lơ mơ, tiếp xúc kém. Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển lên BVĐK vùng Tây Nguyên để điểu trị. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc sốt rét ác tính do Pftg ++. Trước khi phát hiện mắc sốt rét, bệnh nhân thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy nên bị muỗi cắn. Do chủ quan nên khi sốt bệnh nhân không nhập viện điều trị ngay, đến khi bệnh trở nặng, người nhà mới đưa đến bệnh viện.

Theo thạc sĩ, bác sĩ CKII Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, BVĐK vùng Tây Nguyên, hiện bệnh viện đang tiến hành lọc máu liên tục để điều trị cho bệnh nhân. Đến nay sức khỏe bệnh nhân đã qua cơn hiểm nghèo và tương đối ổn định.

Bệnh nhân
Bệnh nhân Lý Seo Hòa đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, BVĐK vùng Tây Nguyên.

Được biết, từ đầu năm đến nay, đây là trường hợp thứ hai mắc sốt rét ác tính trên địa bàn tỉnh. Để phòng chống bệnh sốt rét, bên cạnh sự vào cuộc của ngành Y tế, chính quyền địa phương, thạc sĩ, bác sĩ CKII Trịnh Hồng Nhựt khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh. Đối với những người thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, giao lưu dân cư với các tỉnh lân cận cần sử dụng kem xua muỗi, lúc ngủ phải nằm trong màn, võng màn do ngành Y tế cấp. Khi có các dấu hiệu của bệnh sốt rét phải đến cơ sở y tế gần nhất để khám xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét và điều trị kịp thời đúng phác đồ. Đến thời điểm hiện tại, tất cả các Trạm y tế xã đều được cấp dụng cụ test nhanh để chẩn đoán bệnh sốt rét.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.