Multimedia Đọc Báo in

Định hướng về sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm quả tươi của Đắk Lắk

16:05, 19/09/2019

Sáng 19-9, tại TP. Buôn Ma Thuột, Sở NN-PTNT phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội nghị định hướng về sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ một số nông sản, sản phẩm quả tươi của tỉnh Đắk Lắk.

Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Krơng; Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Quý Dương; cùng đông đảo đại biểu là cán bộ nông nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp ở các địa phương.

ảnh
Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Quý Dương phát biểu tại hội nghị

Theo báo cáo tại hội nghị, những năm gần đây diện tích trồng cây ăn quả ở Đắk Lắk tăng nhanh, với 20.500 ha vào cuối 2018, gấp hơn 2,3 lần so với năm 2014. Cùng với tăng diện tích, năng suất, chất lượng, sản lượng trái cây cũng ngày một nâng cao, nhưng việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh gặp khá nhiều khó khăn. Đó là, trên địa bàn tỉnh có rất ít nhà máy chế biến và bảo quản nông sản; việc liên kết phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp còn mang tính tự phát, mới dừng lại ở khâu sản xuất và chế biến thô, chưa có sự liên kết giữa sản xuất - chế biến - thị trường; thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa...

ảnh
Các đại biểu tham dự hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung phân tích những lợi thế và thách thức trong phát triển cây ăn trái hiện nay. Các đại biểu cho rằng, để nông sản Đắk Lắk phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, hướng dẫn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người sản xuất trên địa bàn tỉnh hiểu rõ những quy định về cấp mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm để sản phẩm trái cây của tỉnh được xuất khẩu bằng con đường chính ngạch. Bên cạnh đó, vận động nông dân tham gia vào các chuỗi giá trị, đổi mới tư duy sản xuất, xây dựng thương hiệu cho các vùng trồng cây ăn quả đặc sản, từng bước khẳng định thương hiệu hàng hóa...

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.