Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có một doanh nhân nhận Giải thưởng Sao đỏ năm 2019

15:01, 19/12/2019
Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam vừa tổ chức tổ chức vinh danh, trao Giải thưởng Sao đỏ cho 100 doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019. 
 
Trong đó tỉnh Đắk Lắk có một cá nhân là Bác sĩ CKII Trần Đình Tuấn – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Bệnh viện Mắt Tây Nguyên, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Lắk.
 
Bác sĩ CKII
Bác sĩ CKII Trần Đình Tuấn nhận Giải thưởng Sao đỏ năm 2019
 
Bệnh viện Mắt Tây Nguyên tiền thân là Khoa Mắt thuộc Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên do Bác sĩ CKII Trần Đình Tuấn phụ trách. Qua quá trình khám chữa bệnh và điều trị, nhận thấy tỷ lệ mù lòa do các bệnh về mắt ngày càng cao, Bác sĩ Tuấn cùng các cộng sự đã thành lập Bệnh viện chuyên khoa mắt tư nhân đầu tiên tại 5 tỉnh Tây Nguyên với mong muốn người dân ở đây được điều trị mắt một cách tốt nhất. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014, qua hơn 5 năm Bệnh viện Mắt Tây Nguyên đã tiến hành khám cho trên 213.000 lượt bệnh nhân; điều trị nội trú hơn 26.000 lượt; phẫu thuật hơn 28.000 ca. 
 
Bác sĩ Bệnh viện Mắt Tây Nguyên buôn Ayun, xã Ea Kuêh, huyện Cư M'gar
Bác sĩ Bệnh viện Mắt Tây Nguyên khám mắt miễn phí cho người dân buôn Ayun, xã Ea Kuêh, huyện Cư M'gar
 
Bên cạnh hoạt động khám chữa bệnh, Bệnh viện Mắt Tây Nguyên còn tích cực triển khai, tham gia các chương trình an sinh xã hội, những hoạt động hướng về cộng đồng như tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí cho người dân vùng sâu, vùng xa; phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo, người cao tuổi; hiến máu nhân đạo…
 
Sao Đỏ là giải thưởng đầu tiên ở Việt Nam bình chọn, tôn vinh doanh nhân trẻ có thành tích xuất sắc trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh, là những gương sáng điển hình góp phần khơi dậy tinh thần lập nghiệp trong thế hệ trẻ Việt Nam.
 
Vân Anh

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.