Multimedia Đọc Báo in

Phát động Tết trồng cây, Xuân Canh Tý năm 2020

18:43, 01/02/2020
Sáng 1-2, tại Công viên Sơn La (TP. Buôn Ma Thuột), Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Canh Tý 2020.
 
Đến dự lễ phát động có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND tỉnh Y Biêr Niê; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị, cùng đông đảo lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, thành phố và nhân dân trên địa bàn.
 
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: Hoàng Gia
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: Hoàng Gia
 
Cách đây hơn 60 năm, vào ngày 28-11-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động “Tết trồng cây”. Lời kêu gọi của Bác đã được nhân dân trong cả nước hưởng ứng nhiệt tình, trở thành một phong trào, nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam.
 
Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã tích cực trồng cây, gây rừng và đạt nhiều kết quả. Năm 2019, tổng diện tích cây xanh công cộng trong đô thị là trên 194 ha; diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người khu vực nội thành là 9,71 m 2/người; tổng diện tích đất cây xanh toàn thành phố gần 643 ha; diện tích đất cây xanh bình quân đầu người toàn thành phố là 17,12 m 2/người. 
 
Đại biểu tham dự lễ phát động. Ảnh: Hoàng Gia
Đại biểu tham dự lễ phát động. Ảnh: Hoàng Gia
 
Ngoài trồng cây theo kế hoạch, những năm qua, người dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột còn tự trồng hơn 3.000 cây xanh tại một số tuyến đường, 6.000 cây xanh tại các khu vực công cộng. Đến nay, tổng cây xanh bóng mát đường phố là 21.420 cây; TP. Buôn Ma Thuột là một trong 10 thành phố xanh - sạch - đẹp nhất cả nước. Năm 2019, diện tích rừng của thành phố hơn 1.100 ha, trong đó diện tích rừng trồng là 843 ha; trồng cây phân tán trên 48.600 cây. Qua đó đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước.
 
Các đại biểu trồng cây tại Công viên Sơn La (TP. Buôn Ma Thuột). Ảnh: Hoàng Gia
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị cùng các đại biểu trồng cây tại Công viên Sơn La (TP. Buôn Ma Thuột). Ảnh: Hoàng Gia
 
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ phát động, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường khẳng định, Đắk Lắk là một tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển nông – lâm nghiệp; ngành sản xuất nông – lâm nghiệp cũng là ngành sản xuất mũi nhọn. Bởi vậy, trong những năm qua tỉnh luôn xác định việc trồng cây, gây rừng là việc làm quan trọng, gắn với quá trình phát triển toàn diện của tỉnh nhà, không chỉ cho hôm nay mà cho cả các thế hệ mai sau.
 
Năm 2019, tỉnh đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Nghị quyết về trồng rừng, với hơn 2.200 ha rừng trồng mới (đạt 152% kế hoạch); tăng 0,14% so với năm 2018. Đó là kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên là một tỉnh ở giữa đại ngàn Tây Nguyên mà tỷ lệ che phủ rừng (tính cả cây cao su) mới đạt 38,6% là điều đáng suy nghĩ. 
 
Đoàn viên thanh niên hưởng ứng phong trào trồng cây, trồng rừng. Ảnh: Hoàng Gia
Đoàn viên thanh niên hưởng ứng phong trào trồng cây, trồng rừng. Ảnh: Hoàng Gia
 
Đồng chí đề nghị, thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức trồng cây, gây rừng đến đông đảo quần chúng nhân dân. Đồng thời đổi mới phương pháp, áp dụng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để phát triển rừng, qua đó nâng cao nhận thức và hành động của nhân dân về mục đích, ý nghĩa của ngày hội trồng cây; về vai trò, tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng…
 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.