Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện, điều trị kịp thời 2 trường hợp mắc bệnh cúm A/H1N1

17:11, 25/02/2020

Mới đây, ngành Y tế tỉnh đã phát hiện, cách ly và điều trị kịp thời 2 trường hợp mắc bệnh cúm A/H1N1 trên địa bàn.

Đó là bệnh nhân nam (sinh năm 1988, ở đường Y Wang, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) và bệnh nhân nữ (sinh năm 1994, ở thôn 2, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột). Trước đó cả 2 người này đều có tiếp xúc với người Trung Quốc và xuất hiện các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi kèm theo ho nên đã được ngành Y tế cách ly, điều trị và làm xét nghiệm xác định virus Corona gây bệnh Covid-19 và một số tác nhân gây cúm. Kết quả xét nghiệm cho thấy cả 2 trường hợp đều âm tính với virus Corona nhưng lại dương tính với cúm A/H1N1. Đến hiện tại, cả hai  đều đã được điều trị khỏi và xuất viện. 

Cán bộ y tế phun hóa chất khử khuẩn tại hộ gia đình phòng chống cúm A/H1N1 (Ảnh minh họa).
Cán bộ y tế phun hóa chất khử khuẩn tại hộ gia đình phòng chống cúm A/H1N1 (Ảnh minh họa).

Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm 2 bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tiến hành khoanh vùng xử lý môi trường và khử khuẩn bề mặt tại gia đình các bệnh nhân, khống chế không để bệnh lây lan rộng.

Được biết, cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A/H1N1 gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virus cúm A/H1N1 có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ, bệnh viện...

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.