Multimedia Đọc Báo in

Thẩm tra Đề án đề nghị công nhận thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M'gar là đô thị loại IV

18:58, 18/05/2020

Chiều 18-5, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra Dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án đề nghị công nhận thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar là đô thị loại IV.

Dự cuộc họp có các đồng chí: Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương liên quan. Đồng chí Phạm Hát, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Thị trấn Quảng Phú hiện là trung tâm chính trị - hành chính, là đầu mối giao thông liên lạc, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Cư M’gar. Mức tăng trưởng kinh tế trung bình của thị trấn Quảng Phú trong 3 năm gần đây đạt 10,2%. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 54,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 3,88%, quy mô dân số toàn thị trấn là 26.733 người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 72,49%. Đối chiếu với các quy định về phân loại đô thị theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì thị trấn Quảng Phú cơ bản đạt được các tiêu chí đô thị loại IV, với tổng điểm là 88,74/100 điểm.

Quang cảnh cuộc họp
Các đại biểu tham dự cuộc họp

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận và thống nhất với Đề án đề nghị công nhận thị trấn Quảng Phú là đô thị loại IV nhằm mục đích tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh hiện có, phù hợp với chiến lược phát triển chung; đồng thời phát huy hơn nữa vai trò, chức năng của đô thị huyện lỵ, tiểu vùng I theo Chương trình hành động của tỉnh. Tuy nhiên, thị trấn Quảng Phú cũng cần tiếp tục đầu tư, hoàn thiện một số tiêu chí còn chưa bảo đảm như: tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt, tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật, số nhà tang lễ, tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị…

Phát biểu tại cuộc họp, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Phạm Hát đã yêu cầu các đơn vị soạn thảo tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu và tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh Đề án để trình HĐND tỉnh trong kỳ họp tới.

 

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.