Multimedia Đọc Báo in

Lập chốt giữa rừng để canh giữ pơ mu

17:57, 05/06/2020

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông đã hoàn thành và đưa vào sử dụng chốt quản lý, bảo vệ rừng tại tiểu khu 1219 để quản lý, bảo vệ tốt hơn những cánh rừng pơ mu.

Chốt quản lý, bảo vệ rừng rộng khoảng 20 m2 được làm bằng gỗ, lợp bạt nằm ở giữa rừng pơ mu, cách khu dân cư gần nhất gần 50 km. Có chốt chặn rừng này, nhân viên quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị sẽ có nơi ăn, chốn nghỉ an toàn hơn trong mỗi chuyến tuần tra thay vì phải mắc võng ngủ giữa rừng như trước đây. Mỗi kíp trực có 5 người với thời gian ở lại 5 ngày, có nhiệm đi tuần tra, kiểm soát những khu vực rừng xung quanh. Sau thời gian trên, 5 nhân viên bảo vệ rừng khác sẽ vào thay để đảm bảo luôn có người túc trực ở đây.

Chốt
Chốt chặn được Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp dựng giữa rừng để bảo vệ khu rừng pơ mu quý hiếm.


Trước đây, đơn vị thường xuyên tổ chức tuần tra dài ngày ở khu vực này, nhưng khi kết thúc đợt tuần tra lực lượng rút về, lâm tặc thường lợi dụng thời điểm này để khai thác, vận chuyển pơ mu trái phép. Trước tình trạng này, đơn vị đã quyết định thành lập chốt chặn ngay trong rừng pơ mu, cắt cử lực lượng túc trực ngày đêm ở đây để tuần tra, xử lý các hành vi vi phạm lâm luật, đặc biệt là các vụ khai thác pơ mu trái phép. 

Trước đó, như Báo Đắk Lắk đã phản ánh tại tiểu khu 1219 thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông với diện tích hơn 1.000 ha là nơi cây pơ mu (nhóm IIA) phân bố rất nhiều, có những cây cây cổ thụ cả nghìn năm tuổi. Những năm gần đây, do giá trị gỗ pơ mu trên thị trường tăng cao nên các đối tượng lâm tặc bất chấp địa hình hiểm trở lén lút vào rừng khai thác gỗ pơ mu trái ở khu vực này. Từ năm 2018 đến nay, tại tiểu khu 1219  xảy ra 5 vụ khai thác pơ mu trái phép. Mới đây nhất là vụ phá 19 cây pơ mu vào tháng 4-2020 đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xử lý.

Vạn Tiếp

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.