Multimedia Đọc Báo in

Phấn đấu đưa Đắk Lắk trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh

10:55, 16/06/2020
Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 175–KH/TU về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
 
Mục tiêu của kế hoạch là đưa Đắk Lắk trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung – Tây Nguyên; có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh. 
 
4234
Lao động nữ học nghề may công nghiệp tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư M'gar. (Ảnh minh họa)
 
Trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 Internet băng thông rộng phủ 100% xã, phường, thị trấn; kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP của tỉnh; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; cơ bản hoàn thành triển khai các hạng mục, đề án, dự án về đô thị văn minh, chính quyền điện tử, an toàn thông tin theo chương trình, đề án đã được phê duyệt; triển khai xây dựng hạ tầng số đạt trình độ nhất định của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
 
Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc quán triệt, thực hiện nội dung của kế hoạch. Các Ban cán sự đảng, đảng đoàn, các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch phù hợp để triển khai thực hiện. Đảng đoàn HĐND tỉnh, MTTQVN và các đoàn thể của tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch tham gia giám sát kết quả thực hiện.

Nguyễn Xuân

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.