Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ trên 1 tấn gạo cho người dân vùng dịch bạch hầu

21:11, 20/07/2020

Trong ngày đầu tiên tái khởi động chương trình ATM gạo lưu động “San sẻ yêu thương” (19-7) , Huyện Đoàn M’Đrắk phối hợp với các tổ chức thiện nguyện đã phát trên 1 tấn gạo cùng với mì tôm cho các hộ dân tại thôn 7, xã Cư Cróa và thôn 4, xã Ea M’Đoal.

Đây là 2 thôn đang được cách ly để phòng chống dịch bệnh bạch hầu. Mỗi hộ dân được nhận 5 kg gạo và 5 gói mì tôm. Chương trình sẽ được tiếp tục triển khai trong vài ngày tới để hỗ trợ người dân các nhu yếu phẩm khác, giúp họ yên tâm cách ly và điều trị.

Đến thời điểm này, huyện M’Đrắk ghi nhận có 6 ca bệnh bạch hầu và 2 trường hợp đang theo dõi chờ kết quả kiểm tra dịch tễ. 

ATM gạo tái khởi động để chia sẻ khó khăn với người dân vùng dịch
ATM gạo tái khởi động để chia sẻ khó khăn với người dân vùng dịch

Được biết, ngay khi có chủ trương của UBND tỉnh đồng ý cho phép Sở Y tế phối hợp với các nhóm thiện nguyện, tổ chức xã hội cùng tham gia vận động chung tay chống dịch bạch hầu, Công ty TNHH MTV xã hội Bồ Công Anh cùng các nhóm thiện nguyện tại TP. Hồ Chí Minh và Buôn Ma Thuột tiến hành chương trình “Chung tay chống dịch bạch hầu Đắk Lắk”.

Người dân xếp hàng và tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng tránh dịch
Người dân xếp hàng và tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng dịch.

Trong ngày 16-7, đại diện các nhóm thiện nguyện đã chuyển cho đại diện Huyện Đoàn M’Đrắk 1 tấn gạo và Huyện Đoàn Krông Bông 500 kg gạo.

Đến nay, chương trình đã vận động được hơn 25 triệu đồng cùng nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với người dân trong vùng dịch bị cách ly.

Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.