Multimedia Đọc Báo in

Xử lý vướng mắc trong quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước

16:14, 11/09/2020
Sáng 11-9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Tuấn Hà đã chủ trì cuộc họp để đánh giá tình hình triển khai thực hiện và xử lý các vướng mắc trong quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
 
Tham dự cuộc họp có đại diện các sở, ngành và các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.
 
Theo báo cáo tại cuộc họp, tỉnh Đắk Lắk có 25 công ty nông - lâm nghiệp (trong đó có 15 công ty lâm nghiệp, 10 công ty nông nghiệp) do tỉnh quản lý và thuộc diện phải sắp xếp, chuyển đổi. Đến nay, tỉnh đã thực hiện cổ phần hóa 4/6 doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối; chuyển đổi xong 8/9 công ty TNHH Một thành viên thành công ty TNHH Hai thành viên; giải thể 3 công ty (gồm các Công ty TNHH MTV: Cà phê Buôn Ma Thuột, Dray H’ling, Cà phê - Ca cao Krông Ana); UBND tỉnh cũng đã thống nhất chủ trương cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lắk chuyển đổi thành Ban Quản lý rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập có thu.
 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Tuấn Hà  phát biểu tại cuộc họp.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại cuộc họp.
 
Riêng với việc sắp xếp, chuyển đổi các công ty thuộc diện duy trì, củng cố phát triển và tái cơ cấu công ty lâm nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (gồm 6 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp: Krông Bông, M’Đrắk, Ea Kar, Buôn Wing, Chư Phả và Ea Wy), phương án sử dụng đất và phương án sử dụng lao động đã được UBND tỉnh phê duyệt; việc kiểm kê, xử lý tài sản, vốn đã được Sở Tài chính kiểm tra, rà soát theo quy định.
 
Đại diện Sở Tài chính đóng góp ý kiến tại cuộc họp.
Đại diện Sở Tài chính đóng góp ý kiến tại cuộc họp.
 
Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh cũng giải trình một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua như: quá trình thực hiện cổ phần hóa ở Công ty TNHH MTV Cà phê – Ca cao Tháng 10 chậm do chưa thực hiện bán cổ phần; Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk chưa hoàn thành hồ sơ quyết toán vốn nhà nước; Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi gặp khó khăn do các hộ nhận khoán, liên kết không nộp sản lượng khoán và chưa xử lý các vướng mắc về thuế; tiến độ giải thể các công ty chậm; khó khăn trong việc truy thu tiền thuê đất theo kết luận của Kiểm toán nhà nước đối với các công ty lâm nghiệp giữ nguyên mô hình 100% vốn nhà nước hoạt động công ích.
 
Ngoài ra, các đại biểu tham dự cuộc họp đã dành nhiều thời gian để trình bày, thảo luận và đề xuất hướng giải quyết những vướng mắc trong việc xử lý các khoản thuế phát sinh khi cổ phần hóa 3 Công ty TNHH MTV: Cao su Đắk Lắk, Cà phê Thắng Lợi, Cà phê Ea Pốk.
 
Đại diện Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi trình bày vướng mắc tại cuộc họp.
Đại diện Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi trình bày ý kiến tại cuộc họp.
 
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà yêu cầu, trong thời gian tới Tổ giúp việc của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho các thành viên, thường xuyên đôn đốc các cá nhân, đơn vị thực hiện nhiệm vụ; các thành viên của Ban cần kịp thời xử lý các vướng mắc, phấn đấu hoàn thành quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh trong năm 2020; Sở Tài chính xây dựng đề án củng cố và phát triển doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025…
 
Đối với việc xử lý các khoản thuế phát sinh khi cổ phần hóa 3 Công ty TNHH MTV: Cao su Đắk Lắk, Cà phê Thắng Lợi, Cà phê Ea Pốk, các đơn vị liên quan kịp thời báo cáo thường trực UBND tỉnh để xem xét, giải quyết theo quy định.
 
Khả Lê
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.