Multimedia Đọc Báo in

Công bố chương trình nghiên cứu khoa học về ứng dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc hoa lan

18:05, 22/10/2020

Ngày 22-10, tại Tp. Buôn Ma Thuột, Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường (IBE) (Trường Đại học Tây Nguyên) đã tổ chức buổi họp báo công bố chương trình nghiên cứu khoa học: “Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc hoa lan tại Việt Nam” và “Ứng dụng kết quả nghiên cứu để phát triển sản phẩm hỗn hợp giá thể cho phong lan Easyplant”

Chương trình do GS.TS Nguyễn Anh Dũng, Viện trưởng IBE đứng đầu. Tham dự chương trình có các cán bộ của Viện, doanh nghiệp và những người yêu lan trên địa bàn tỉnh.

aaaa
Toàn cảnh buổi họp báo 

Tại chương trình, Viện IBE đã giới thiệu về quá trình nghiên cứu, sản xuất và thực nghiệm sản phẩm hỗn hợp giá thể cho phong lan Easyplant. Theo đó, trong vòng 2 năm,chương trình đã nghiên cứu dùng các giá thể có tiềm năng với lan như vỏ thông, xơ dừa, dăm gỗ, than củi, đá núi lửa, diatomite… bổ sung hệ vi sinh vật nhằm giúp cho cây lan tăng khả năng kháng bệnh do các tác nhân nấm, vi khuẩn, tuyến trùng; hạn chế được nguy cơ bệnh khi trồng, tự tổng hợp các dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển…

aaaa
GS.TS Nguyễn Anh Dũng, Viện trưởng IBE (thứ 2 bên phải) chia sẻ về ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc hoa lan tại Việt Nam 

Trước khi công bố, dựa trên các giá thể riêng biệt đã được nghiên cứu xử lý, nhóm nghiên cứu của Viện IBE đã xây dựng 16 công thức thử nghiệm, tiến hành thử nghiệm tại 24 điểm thí nghiệm khắp cả nước để có được công thức hiệu quả nhất. Viện IBE cũng đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Công ty TNHH Giải pháp Nông nghiệp đô thị MCG, lấy tên là Hỗn hợp giá thể cho phong lan Easyplant, để các lợi ích từ nghiên cứu có thể phổ biến hơn và dễ dàng đến với tay người tiêu dùng.

aaaa
Khách mời tìm hiểu về giá thể dành cho cây lan đã được xử lý tại Viện IBE

Bên cạnh đó, Viện IBE đã sản xuất và cung cấp ra thị trường Việt Nam nhiều sản phẩm cây giống hoa lan bản địa cho cộng đồng người yêu lan; đồng thời tiếp tục nghiên cứu các giải pháp về dinh dưỡng cho hoa lan để góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc hoa lan, đóng góp nhiều hơn cho ngành lan Việt Nam.

Mai Sao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.