Multimedia Đọc Báo in

Thành lập thêm 3 chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 trên các tuyến đường nối với tỉnh Gia Lai

17:21, 08/02/2021

Trước tình hình dịch bệnh tại tỉnh Gia Lai đang diễn biến ngày càng phức tạp, để đảm bảo công tác phòng chống dịch, trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo thành lập thêm 3 chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 trên các tuyến đường nối với tỉnh Gia Lai.

Cụ thể, tỉnh giao UBND huyện Ea Súp chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tái khởi động chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại cầu Ia Lốp đoạn tiếp giáp giữa tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai trên Quốc lộ 14C.

Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND Ea H’leo thành lập thêm 2 chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Ea H’leo tại Công ty Bò sữa, Tiểu khu 2, xã Ea Sol và tại Cầu Sài Gòn (trạm 105), thôn 1, xã Ea H’leo.

Huyện Krông Năng và Ea Kar có địa bàn tiếp giáp với huyện Krông Pa của tỉnh Gia Lai nhưng chủ yếu là rừng và không có tuyến đường mòn. Do đó, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện Ea Kar, Krông Năng chỉ đạo Ban Quản lý và bảo vệ Khu bảo tồn Ea Sô (huyện Ea Kar), Hạt kiểm lâm huyện Ea Kar và Hạt kiểm lâm huyện Krông Năng chủ động nắm tình hình, tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các trường hợp từ tỉnh Gia Lai vào tỉnh. 

Giao Sở Y tế phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, địa phương thực hiện đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch theo quy định.

d
Cán bộ Đội CSGT Công an huyện Ea H'leo hướng dẫn phương tiện vào chốt kiểm dịch bệnh Covid-19 tại Cầu 110.

Trước đó, vào ngày 30-1, UBND tỉnh đã ban hành văn bản về việc thành lập 2 chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại Cầu 110 và Tỉnh lộ 15 (huyện Ea H’leo) để kiểm soát các trường hợp đi từ Gia Lai sang Đắk Lắk, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Kim Hoàng

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.