Multimedia Đọc Báo in

Đại hội đại biểu Hội LHPN xã Bình Thuận (thị xã Buôn Hồ) lần thứ XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

09:56, 08/04/2021

Ngày 7-4, Hội LHPN xã Bình Thuận (thị xã Buôn Hồ) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trong nhiệm kỳ qua, Hội LHPN xã Bình Thuận đã phát huy tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hội đã đẩy mạnh hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững. Qua đó, đã giúp 15 hộ nghèo, trong đó 8 hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương còn 1,99% vào cuối năm 2020; trao 4 con bò sinh sản cho hội viên nghèo số tiền 60 triệu đồng; trao vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho 14 hộ gia đình hội viên với tổng số tiền 32 triệu đồng, bình xét cho 4 hội viên được Hội LHPN thị xã trao vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, số tiền 48 triệu đồng.

Hội cũng đã huy động thành lập được 16 nhóm thực hành tiết kiệm với 93 thành viên, tổng số tiền gần 688 triệu đồng, giải quyết cho 32 người vay; nâng tổng số nhóm thực hành tiết kiệm lên 60 nhóm, 1.180 thành viên, cho 96 người vay với số tiền trên 1,9 tỷ đồng; đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình phụ nữ liên kết làm kinh tế, tham gia bảo vệ môi trường, dạy nghề và giới thiệu việc làm, trao tặng thẻ BHYT cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn...

a
Ban Chấp hành Hội LHPN xã Bình Thuận khóa XII ra mắt đại hội.

Nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội LHPN xã Bình Thuận đề ra 9 chỉ tiêu chủ yếu và 3 nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng tổ chức hội và phong trào phụ nữ. Trong đó, tập trung hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội LHPN xã khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 gồm 27 người, bà Mai Thị Thanh Tuyết tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Thuận nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.