Multimedia Đọc Báo in

Kết nối xúc tiến thương mại quả vải trên địa bàn Ea Kar

22:14, 29/04/2021

Ngày 29-4, Sở Công thương phối hợp với UBND huyện Ea Kar tổ chức Hội nghị xây dựng và mở rộng vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm quả vải tươi.

Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh.

ảnh
Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công thương phát biểu tại hội nghị

Huyện Ea Kar có diện tích cây ăn quả khá lớn, với hơn 5.000 ha, trong đó có 700 ha vải (giống u hồng, u trứng); diện tích cho thu hoạch là 500 ha, năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha. Do lợi thế chín sớm hơn quả vải miền Bắc khoảng một tháng nên cây vải đang mang lại thu nhập khá cao cho người dân, với mức 250 – 300 triệu đồng/ha. Địa phương cũng đã hình thành được các HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất với 300 hộ, tổng diện tích là 300 ha theo quy trình VietGAP, góp phần nâng thêm giá trị cho quả vải xuất bán từ 10 - 15%.

ảnh
Đại diện hộ sản xuất phát biểu ý kiến tại hội nghị

Trong thời gian tới, huyện Ea Kar sẽ quy hoạch phát triển khoảng 5.000 ha cây vải, nhãn và sẽ trở thành vùng chuyên canh của Tây Nguyên. Đồng thời, nhân rộng các mô hình liên kết chuỗi; ứng dụng khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất theo quy trình VietGAP, Global GAP đạt 80% diện tích hiện có; tăng cường thu hút đầu tư và xúc tiến thương mại để đưa quả vải ra thị trường nước ngoài…

Tại hội nghị, các chuyên gia cũng chỉ ra những hạn chế trong phát triển cây vải trên địa bàn huyện Ea Kar. Đó là, khâu xử lý sau thu hoạch còn thô sơ; mã vùng trồng chưa có; chất lượng, tiêu chuẩn chưa đạt yêu cầu xuất khẩu… Vì vậy, để cây vải phát triển bền vững cũng như sản phẩm quả vải tươi có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính thì trước hết địa phương phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng hệ thống thông tin bằng công nghệ số để kết nối doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm…

ảnh
Các bên ký thỏa thuận hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ quả vải

Nhân dịp này, các bên gồm: Sở Công thương, Sở NN-PTNT, UBND huyện Ea Kar và Viện Quản trị Logistics toàn cầu, Công ty CP F9, Công ty TNHH Rồng Đỏ, Siêu thị GO Buôn Ma Thuột, Siêu thị Co.op Mart Buôn Ma Thuột cùng ký thỏa thuận hợp tác tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ thủ tục cấp mã số vùng trồng; quy hoạch và vận hành logistics cho sản phảm quả vải.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.