Multimedia Đọc Báo in

Triển khai thí điểm Dịch vụ phản ánh hiện trường tại 5 địa phương

08:30, 21/05/2021

Trung tâm Giám sát, Điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Đak Lak IOC) vừa phối hợp với UBND các huyện Cư M’gar, Krông Năng, Ea Kar, TP. Buôn Ma Thuột và thị xã Buôn Hồ triển khai thí điểm Dịch vụ phản ánh hiện trường nhằm tạo kênh tương tác linh hoạt từ chính quyền địa phương đến nhân dân sinh sống trên địa bàn.

Theo đó, từ ngày 17-5-2021 người dân ở các địa phương triển khai thí điểm Dịch vụ phản ánh hiện trường dễ dàng phản ánh, cung cấp các thông tin vi phạm liên quan đến đời sống xã hội như: lấn chiếm lòng lề đường; tụ tập buôn bán;  xây dựng không phép; vi phạm quảng cáo; nước thải, xả rác không đúng quy định… cho chính quyền địa phương xử lý bằng hình thức trực tuyến tại địa chỉ: http://tuongtaccongdan.daklak.gov.vn hoặc ứng dụng trên thiết bị di động thông minh “Đắk Lắk trực tuyến”.

 

Giao diện
Giao diện Cổng tương tác công dân. 

 

Ông Phan Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm Đak Lak IOC cho biết, sau 3 ngày triển khai thí điểm tại 5 địa phương trong tỉnh, Dịch vụ phản ánh hiện trường nhận được sự phản hồi tích cực từ phía người dân cũng như chính quyền địa phương nơi có phản ánh.

 

Nhân viên Trung tâm Dak Lak và VNPT Đắk Lắk
Nhân viên Trung tâm Dak Lak IOC và VNPT Đắk Lắk tiếp nhận phản ánh của người dân. 

 

Trong thời gian 6 tháng thí điểm (đến 26-10-2021), các đơn vị cung cấp ứng dụng là VNPT Đắk Lắk, Viettel Đắk Lắk tiếp tục hoàn thiện quy trình, kỹ thuật của Dịch vụ; sau đó Sở Thông tin - Truyền thông sẽ chủ trì phối hợp với UBND các địa phương triển khai thí điểm cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá kết quả, đề xuất UBND tỉnh.

 Ân Hoàng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.