Multimedia Đọc Báo in

30 tấn vải thiều Bắc Giang đầu tiên đã tiêu thụ thành công

16:40, 13/06/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Đắk Lắk đang tiến hành hỗ trợ tiêu thụ 140 tấn vải thiều cho nông dân tỉnh Bắc Giang.

Thời gian triển khai từ ngày 10-6 đến hết 31-7, với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Nguồn cung được cam kết bảo đảm chất lượng vải loại I, bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và an toàn dịch bệnh COVID-19.

Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk phối hợp với Bưu điện tỉnh chung tay hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang, vận chuyển vải thiều về tiêu thụ trên địa bàn tỉnh
Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk phối hợp với Bưu điện tỉnh chung tay hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang, vận chuyển vải thiều về tiêu thụ trên địa bàn tỉnh

Theo đó, 30 tấn vải thiều Bắc Giang đầu tiên do Cục QLTT phối hợp với Bưu điện tỉnh vận chuyển về tỉnh Đắk Lắk đã được kết nối tiêu thụ thành công. Chương trình hỗ trợ tiêu thụ theo hình thức kết nối với các siêu thị, cửa hàng, chợ đầu mối và các thương nhân phân phối nông sản. Ngoài ra, Chi đoàn Cục QLTT Đắk Lắk còn tổ chức bán lưu động trực tiếp tại địa điểm số 02 Hùng Vương, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột.

Người dân mua vải thiều từ chương trình
Người dân mua vải thiều từ chương trình "Chung tay hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang tiêu thụ vải thiều"

Trong những ngày tới, vải thiều sẽ tiếp tục được vận chuyển về tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần chia sẻ khó khăn với nông dân tỉnh Bắc Giang. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan đơn vị, người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn có thể đăng ký nhu cầu hỗ trợ tiêu thụ theo số điện thoại: 0917.229.929.

Sự hỗ trợ này có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo thuận lợi trong việc lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang tại thị trường tỉnh Đắk Lắk.

 

Đỗ Lan


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.