Multimedia Đọc Báo in

Công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về hành vi tăng giá thu lợi bất chính

10:30, 19/07/2021

Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk (QLTT) vừa công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân về hành vi tăng giá các loại nhu yếu phẩm, trang thiết bị vật tư y tế nhằm thu lợi bất chính trong dịch COVID-19.

Theo đó, người dân khi phát hiện hành vi vi phạm về giá, đầu cơ, găm hàng, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, đề nghị người dân báo ngay cho cơ quan Quản lý thị trường qua các số điện thoại đường dây nóng để kịp thời xử lý.

Cụ thể, số điện thoại đường dây nóng của Cục QLTT trong phạm vi toàn tỉnh là 0918.647.247. Đối với từng khu vực cụ thể, người dân cũng có thể gọi ngay đến các số điện thoại đường dây nóng để phản ánh, như: 0905.05.17.27 (tại TP. Buôn Ma Thuột); 0949.95.58.58 (các huyện Cư Kuin, Lắk, Krông Ana, Krông Bông); 0912.62.44.77 (huyện Ea Kar, Krông Pắc, M’Drắk); 0917.98.40.64 (thị xã Buôn Hồ và các huyện Krông Năng, Krông Búk, Ea H’leo) và 0906.49.49.49 (huyện Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea Súp).  

Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk tiến hành kiểm tra về giá cửa hàng kinh doanh ở TP. BUôn Ma Thuột
Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk tiến hành kiểm tra về giá ở một cửa hàng kinh doanh tại TP. Buôn Ma Thuột. (Ảnh minh họa)

Cục QLTT phân công người xử lý thông tin đường dây nóng 24/24 giờ, tất cả các ngày trong tuần. Sau khi tiếp nhận, Đội Quản lý các địa bàn nơi có phát sinh vụ việc sẽ kịp thời xử lý. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin tố giác về các dấu hiệu, hành vi vi phạm sẽ được giữ bí mật danh tính theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngay trong ngày đầu tiên TP. Buôn Ma Thuột thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, Cục QLTT Đắk Lắk cũng đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính cửa hàng Bách hóa xanh trên đường Ngô Quyền (phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột) về các hành vi bán hàng không niêm yết giá và bán cao hơn giá niêm yết.

Đỗ Lan


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.