Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 28 mở rộng: Xây dựng các chỉ tiêu cần sát với thực tiễn

20:15, 13/04/2010
Chiều nay (13-4), các đại biểu tham dự Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 28 mở rộng tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Theo đánh giá trong Dự thảo Báo cáo chính trị, đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt và vượt; an ninh chính trị, xã hội ổn định. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân và an sinh xã hội được nâng lên. 
Các đại biểu nghiên cứu, đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị   Ảnh: Lê Ngọc

Các đại biểu nghiên cứu, đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị

Ảnh: Lê Ngọc

 Góp ý xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị, các đại biểu đã thảo luận, đề nghị xem xét, bổ sung, chỉnh sửa một số chỉ tiêu sát hơn với thực tiễn. Đáng lưu ý, liên quan đến vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, đại biểu Nguyễn Tấn Hùng, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến: Dự thảo đánh giá “kết quả công tác giảm nghèo thiếu bền vững” là chưa chính xác, theo đại biểu phải chỉnh sửa là “kết quả giảm nghèo thiếu bền vững”; trong thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới, việc giảm tỷ lệ hộ nghèo cần được đẩy mạnh chứ không đơn thuần là tiếp tục. Chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 18-20 vạn lao động, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên trên 85% vào năm 2015, đại biểu Hùng đề nghị nghiên cứu, xem xét xây dựng cho phù hợp hơn. Cụ thể, giảm chỉ tiêu giải quyết việc làm xuống còn khoảng 12 vạn lao động, giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống dưới 5%.
 
Xung quanh việc xây dựng các chỉ tiêu của nhiệm kỳ tới, theo đại biểu Trần Ngọc Tuấn, Bí thư Thành uỷ Buôn Ma Thuột cần tính toán xem xét lại vì một số chỉ tiêu tương đối cao. Đơn cử như chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người từ 13-14%; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 32-33 triệu đồng/người/năm; chỉ tiêu nâng độ che phủ rừng đạt 52% diện tích tự nhiên (chỉ tiêu này cao và vì trên thực tế một số diện tích rừng đã chuyển đổi sang trồng các cây công nghiệp khác như cao su); chỉ tiêu phấn đấu 100% trường học có chi bộ đảng khó thực hiện, đề nghị là 98%. Thảo luận, đóng góp ý kiến trong vấn đề xây dựng chỉ tiêu nhiệm kỳ tới, theo đại biểu Tôn Thất Khôi, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh việc xây dựng một số chỉ tiêu cũng cần căn cứ và tính toán theo hướng tập trung nâng cao chất lượng, quy mô, giá trị chứ không đơn giản ở chuyện mở rộng diện tích, nhất là đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt của ngành nông nghiệp…
 
Sáng mai, các đại biểu tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Báo cáo chính trị.
 
Đàm Thuần

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.