Bác Hồ dạy các nhà báo làm báo
20:11, 19/06/2010
Nhà báo, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Kim Côn có lần kể lại: Vào buổi sáng ngày 18-1-1957 trời nắng ấm, trên đường Hàng Trống (Hà Nội), chiếc ô tô Pôbêđa từ từ lăn bánh vào tòa soạn báo Nhân Dân. "Bác! Bác đến, Bác đến!", cùng với tiếng reo mừng, mọi người ùa ra, vây tròn lấy Bác Hồ và vòng vây ấy di chuyển vào hội trường. Vào hội trường rồi mà vẫn không ai chịu ngồi, vì ngồi sẽ không được đứng gần Bác. Là người chụp ảnh phục vụ Bác, ông Nguyễn Kim Côn thấy các đồng nghiệp ở báo Nhân Dân có mặt khá đông đủ. Cũng là nhiếp ảnh chuyên nghiệp, mà sao hôm nay các anh toàn đứng "trái cựa" với ống kính của ông và đèn chớp điện tử không lóe sáng. Ông Côn chợt hiểu ra là các anh muốn có hình ảnh của mình được đứng gần Bác.
Lướt nhìn "vòng vây", Bác hỏi: "Ở đây, cô chú nào biết tiếng Nga thì giơ tay lên?". Lẻ tẻ một hai cánh tay giơ lên.
- "Cô chú nào biết tiếng Trung Quốc?" Lại một, hai người giơ tay.
- "Những ai biết tiếng Pháp?"- Nhiều cánh tay giơ lên.
- "Đã làm báo thì mỗi người phải biết ít nhất là ba, bốn thứ tiếng nước ngoài. Không biết tiếng nước ngoài thì thiệt lắm. Thí dụ các chú yêu một cô người nước ngoài mà phải nhờ chú phiên dịch dịch hộ là:"Tôi yêu cô" và chú phiên dịch cũng dịch đúng như vậy thì chú phiên dịch yêu mất người yêu của các chú rồi!".
Xôn xao nhiều tiếng cười. Khoảng cách giữa lãnh tụ và quần chúng được xóa nhòa từ lúc nào không biết.
Bác nói tiếp:
- Hôm nọ Bác thấy báo "Nhân Dân" đăng trang nhất tin bắt gián điệp, rồi lại còn đóng khung cái tin ấy. Công an bắt được mật thám là chuyện bình thường chứ có gì đặc biệt mà phải đóng khung, đưa lên trang nhất. Thế rồi lại còn chuyện in sai ở trang nhất, lại đính chính ở trang tư, - Bác chỉ tay lên trán - Nhọ ở đây, rồi lại rửa ở đây- Bác chỉ tay vào lưng - Thì làm sao sạch được; đã sai ở đâu thì phải sửa ngay ở đấy!
Mặt Bác ánh lên nụ cười thương yêu.
"Kết đoàn, chúng ta là sức mạnh". Bài ca "Kết đoàn" vang lên, theo Bác xuống thăm nhà trẻ.
Hôm ấy các nhà báo được nghe Bác dạy làm báo, ai cũng thấm thía: Nghề báo dễ mà khó, phải học suốt đời.
Lướt nhìn "vòng vây", Bác hỏi: "Ở đây, cô chú nào biết tiếng Nga thì giơ tay lên?". Lẻ tẻ một hai cánh tay giơ lên.
- "Cô chú nào biết tiếng Trung Quốc?" Lại một, hai người giơ tay.
- "Những ai biết tiếng Pháp?"- Nhiều cánh tay giơ lên.
- "Đã làm báo thì mỗi người phải biết ít nhất là ba, bốn thứ tiếng nước ngoài. Không biết tiếng nước ngoài thì thiệt lắm. Thí dụ các chú yêu một cô người nước ngoài mà phải nhờ chú phiên dịch dịch hộ là:"Tôi yêu cô" và chú phiên dịch cũng dịch đúng như vậy thì chú phiên dịch yêu mất người yêu của các chú rồi!".
Xôn xao nhiều tiếng cười. Khoảng cách giữa lãnh tụ và quần chúng được xóa nhòa từ lúc nào không biết.
Bác nói tiếp:
- Hôm nọ Bác thấy báo "Nhân Dân" đăng trang nhất tin bắt gián điệp, rồi lại còn đóng khung cái tin ấy. Công an bắt được mật thám là chuyện bình thường chứ có gì đặc biệt mà phải đóng khung, đưa lên trang nhất. Thế rồi lại còn chuyện in sai ở trang nhất, lại đính chính ở trang tư, - Bác chỉ tay lên trán - Nhọ ở đây, rồi lại rửa ở đây- Bác chỉ tay vào lưng - Thì làm sao sạch được; đã sai ở đâu thì phải sửa ngay ở đấy!
Mặt Bác ánh lên nụ cười thương yêu.
"Kết đoàn, chúng ta là sức mạnh". Bài ca "Kết đoàn" vang lên, theo Bác xuống thăm nhà trẻ.
Hôm ấy các nhà báo được nghe Bác dạy làm báo, ai cũng thấm thía: Nghề báo dễ mà khó, phải học suốt đời.
Lê Lam Sơn
(st)
Ý kiến bạn đọc