Bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XII: Tiếp tục phát huy tinh thần dân chủ, đổi mới
11:00, 21/06/2010
Sau 25 ngày làm việc (từ 20-5 đến 19-6), với tinh thần thật sự dân chủ, đổi mới, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XII đã bế mạc.
Trước phiên bế mạc, với đa số ý kiến tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết: Nghị quyết về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; Nghị quyết về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học.
Trong đó, về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, Quốc hội dự kiến đưa Luật Thủ đô vào chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám Quốc hội Khóa XII (cuối năm 2010) và thông qua tại Kỳ họp thứ chín Quốc hội Khóa XII (năm 2011). Năm 2011, theo chương trình được thông qua, Quốc hội còn dự kiến thông qua 12 dự án luật và cho ý kiến 11 dự án luật khác. Trong chương trình chuẩn bị xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, Quốc hội dự kiến đóng góp xây dựng 14 dự án luật. Nghị quyết về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đã sửa đổi, bổ sung hầu hết các điều của NQ66/2006, trong đó có những nội dung mới hoàn toàn. Theo đó, các dự án, công trình có quy mô tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên; trong đó có vốn nhà nước từ 11.000 tỷ đồng trở lên sẽ phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Quy mô vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện trình Quốc hội quyết định được quy định chặt chẽ hơn. Đáng lưu ý, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Nghị quyết đã bổ sung quy định các dự án, công trình chuyển đổi đất lúa 2 vụ với quy mô từ 500ha trở lên sẽ phải trình Quốc hội xem xét, quyết định. Nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đối với giáo dục đại học đã dành thời hạn 3 năm kể từ năm 2010 nếu các trường đại học được thành lập trước không xây dựng được cơ sở tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập thì đình chỉ hoạt động đào tạo và xem xét giải thể. Nghị quyết cũng xác định sẽ đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí đào tạo; xác định lộ trình thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí mới đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo hướng: kinh phí do nhà nước cấp cùng với học phí đủ bù đắp chi phí đào tạo, phù hợp với từng ngành đào tạo và tương xứng với chất lượng đào tạo.
Về dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, qua cân nhắc về nội dung cụ thể của dự án và tiến hành biểu quyết Nghị quyết về dự án này, Quốc hội thống nhất chưa thông qua chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc.
Trong đó, về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, Quốc hội dự kiến đưa Luật Thủ đô vào chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám Quốc hội Khóa XII (cuối năm 2010) và thông qua tại Kỳ họp thứ chín Quốc hội Khóa XII (năm 2011). Năm 2011, theo chương trình được thông qua, Quốc hội còn dự kiến thông qua 12 dự án luật và cho ý kiến 11 dự án luật khác. Trong chương trình chuẩn bị xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, Quốc hội dự kiến đóng góp xây dựng 14 dự án luật. Nghị quyết về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đã sửa đổi, bổ sung hầu hết các điều của NQ66/2006, trong đó có những nội dung mới hoàn toàn. Theo đó, các dự án, công trình có quy mô tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên; trong đó có vốn nhà nước từ 11.000 tỷ đồng trở lên sẽ phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Quy mô vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện trình Quốc hội quyết định được quy định chặt chẽ hơn. Đáng lưu ý, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Nghị quyết đã bổ sung quy định các dự án, công trình chuyển đổi đất lúa 2 vụ với quy mô từ 500ha trở lên sẽ phải trình Quốc hội xem xét, quyết định. Nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đối với giáo dục đại học đã dành thời hạn 3 năm kể từ năm 2010 nếu các trường đại học được thành lập trước không xây dựng được cơ sở tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập thì đình chỉ hoạt động đào tạo và xem xét giải thể. Nghị quyết cũng xác định sẽ đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí đào tạo; xác định lộ trình thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí mới đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo hướng: kinh phí do nhà nước cấp cùng với học phí đủ bù đắp chi phí đào tạo, phù hợp với từng ngành đào tạo và tương xứng với chất lượng đào tạo.
Về dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, qua cân nhắc về nội dung cụ thể của dự án và tiến hành biểu quyết Nghị quyết về dự án này, Quốc hội thống nhất chưa thông qua chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc kỳ họp thứ bảy. (Ảnh: TTXVN). |
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định, kỳ họp đã diễn ra trong không khí dân chủ, với tinh thần đổi mới, trách nhiệm cao, hoàn thành toàn bộ nội dung đề ra. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục phát huy được những kết quả tốt qua các kỳ họp trước. Nhìn chung, thành viên Chính phủ và đại biểu Quốc hội đã thể hiện được trách nhiệm cao trong việc nêu câu hỏi chất vấn và trả lời những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống và các vấn đề lớn mà kinh tế - xã hội đất nước đặt ra. Câu hỏi nêu ra tại diễn đàn Quốc hội đã giảm "tính địa phương", phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của cử tri; các câu trả lời ngắn gọn, khá rõ trách nhiệm và ít né tránh. Qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc và cầu thị của Chính phủ.
Để phát huy những kết quả của Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị Chính phủ, TAND tối cao, Viện KSND tối cao, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, các ngành, các cấp, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, triển khai thực hiện nghiêm túc các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua. Đồng thời, các cơ quan, các tổ chức thành viên, các ngành, các cấp... tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo điều hành; đẩy mạnh tuyên truyền để thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trong việc khắc phục khó khăn, hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2010 và 5 năm 2006-2010. Các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật, hoạt động giám sát và đổi mới công tác tiếp xúc cử tri.
Các đại biểu Quốc hội cũng sớm báo cáo kết quả Kỳ họp với cử tri; đồng thời, thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cử tri, lắng nghe và phản ánh đầy đủ ý kiến của cử tri với Quốc hội; giám sát, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân...
Trước đó, trong phiên họp ngày 18-6, Quốc hội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chưc vu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ông Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã bầu ông Mai Xuân Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế.
H.T
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc