KỶ NIỆM 85 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21-6-1925 – 21-6-2010)
Bác Hồ đọc báo
20:13, 19/06/2010
Hằng ngày Bác Hồ bận nhiều công việc nhưng vẫn dành thời gian đọc báo và có những nhận xét, góp ý rất chính xác, kịp thời.
* Một ngày giáp Tết năm 1960, Bác đọc mục “Người tốt, việc tốt” trên báo thấy có tin: Ông già đạp xích lô Nguyễn Văn N. nhặt được túi tiền khoảng năm triệu đồng (năm 1959 số tiền kể trên rất lớn) và đã mang trả cho người mất! Bác theo dõi báo không thấy đăng tên ông già trong danh sách được thưởng huy hiệu của Người. Bác hỏi cơ quan báo, được biết: Ông này đã có mấy năm đi lính cho Pháp. Chính quyền địa phương nơi ông ở không đồng ý cho ông được hưởng quyền lợi cao quý đó. Lập tức Bác chỉ thị cho báo phải đưa ông vào danh sách Bác thưởng huy hiệu. Bác giải thích: “Đây là Bác thưởng cho hành động tốt của bất kỳ đối tượng nào, chứ không phải xét lý lịch như các cô, các chú tuyển người vào làm việc ở các cơ quan Nhà nước”.
*Trong chiến tranh phá hoại, giặc Mỹ bắn phá ác liệt. Đàn trâu đang có nguy cơ bị diệt. Giữa lúc ấy một em bé dũng cảm xông ra bất chấp bom đạn, lùa đàn trâu chạy vào rừng thoát nạn. Báo miên tả: “Tình hình gay go nguy hiểm, máy bay lồng lộn trên bầu trời, bom đạn dày đặc, tưởng như không có gì tồn tại được trên mặt đất. Vậy mà em bé đã xông ra…”. Bác Hồ nhận xét: “Chuyện là có thật. Các cháu bé Việt Nam đã làm nhiều việc tốt trong sản xuất, chiến đấu, học tập… Nhưng khi viết về “em bé cứu trâu”, chú nhà báo này hình như coi trọng con trâu hơn sinh mạng của em bé. Con trâu là quý thật, nhưng con người còn quan trọng hơn; em bé này không chỉ có lòng dũng cảm mà còn có trí thông minh nữa. Nhờ vậy, em mới tránh được bom đạn địch, biết xông ra lúc nào thì không bị trúng bom đạn, chứ không mù quáng lao vào nơi lửa đạn. Người viết không nên sẵn sàng hy sinh em bé để cứu đàn trâu!”.
*Bác viết trên báo Nhân dân phê bình một vở kịch có nội dung không thích hợp, khi mọi gia đình nông dân trên miền Bắc Việt Nam đã vào hợp tác xã rồi, thì vở kịch lại tuyên truyền cổ động mọi người vào hợp tác xã, phê phán những người còn do dự. Một cán bộ ở cấp bộ đã phản ứng rất gay gắt, cho là báo chí dội gáo nước lạnh, muốn truy xem ai viết bài này. Cuối cùng khi biết tác giả chính là Bác Hồ thì đồng chí ấy lại cho bài viết là sâu sắc và đích thân ký tên vào bài “Tiếp tục phê bình”!
Qua câu chuyện trên, Bác căn dặn: “Nhân dân là người biết rõ đúng sai khi Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách. Mỗi việc làm của cán bộ phải, trái như thế nào, nhân dân cũng biết rõ và có ý kiến hằng ngày. Cán bộ, đảng viên từ cấp cao đến cấp thấp, nếu biết lắng nghe ý kiến nhân dân thì có thể kịp thời tránh được sai lầm, kịp thời sửa chữa được khuyết điểm. Đừng nên bắt chước chú Bộ trưởng hay Thứ trưởng nào đó, khi biết rằng: ý kiến ấy là của Bác Hồ, mới vội “sáng ra”! Có khi nghe Bác hay Trung ương nói ra vẻ tiếp thu, ghi vào đầy sổ, nhưng rồi không làm! Có những cán bộ luôn nói mình là “đầy tớ” nhưng lại hành động như những “ông quan” và “bà quan”. Báo chí phải góp phần vào việc giáo dục cán bộ.
Bác Hồ đọc báo ở chiến khu Việt Bắc năm 1951. (Ảnh: T.L) |
*Trong chiến tranh phá hoại, giặc Mỹ bắn phá ác liệt. Đàn trâu đang có nguy cơ bị diệt. Giữa lúc ấy một em bé dũng cảm xông ra bất chấp bom đạn, lùa đàn trâu chạy vào rừng thoát nạn. Báo miên tả: “Tình hình gay go nguy hiểm, máy bay lồng lộn trên bầu trời, bom đạn dày đặc, tưởng như không có gì tồn tại được trên mặt đất. Vậy mà em bé đã xông ra…”. Bác Hồ nhận xét: “Chuyện là có thật. Các cháu bé Việt Nam đã làm nhiều việc tốt trong sản xuất, chiến đấu, học tập… Nhưng khi viết về “em bé cứu trâu”, chú nhà báo này hình như coi trọng con trâu hơn sinh mạng của em bé. Con trâu là quý thật, nhưng con người còn quan trọng hơn; em bé này không chỉ có lòng dũng cảm mà còn có trí thông minh nữa. Nhờ vậy, em mới tránh được bom đạn địch, biết xông ra lúc nào thì không bị trúng bom đạn, chứ không mù quáng lao vào nơi lửa đạn. Người viết không nên sẵn sàng hy sinh em bé để cứu đàn trâu!”.
*Bác viết trên báo Nhân dân phê bình một vở kịch có nội dung không thích hợp, khi mọi gia đình nông dân trên miền Bắc Việt Nam đã vào hợp tác xã rồi, thì vở kịch lại tuyên truyền cổ động mọi người vào hợp tác xã, phê phán những người còn do dự. Một cán bộ ở cấp bộ đã phản ứng rất gay gắt, cho là báo chí dội gáo nước lạnh, muốn truy xem ai viết bài này. Cuối cùng khi biết tác giả chính là Bác Hồ thì đồng chí ấy lại cho bài viết là sâu sắc và đích thân ký tên vào bài “Tiếp tục phê bình”!
Qua câu chuyện trên, Bác căn dặn: “Nhân dân là người biết rõ đúng sai khi Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương, chính sách. Mỗi việc làm của cán bộ phải, trái như thế nào, nhân dân cũng biết rõ và có ý kiến hằng ngày. Cán bộ, đảng viên từ cấp cao đến cấp thấp, nếu biết lắng nghe ý kiến nhân dân thì có thể kịp thời tránh được sai lầm, kịp thời sửa chữa được khuyết điểm. Đừng nên bắt chước chú Bộ trưởng hay Thứ trưởng nào đó, khi biết rằng: ý kiến ấy là của Bác Hồ, mới vội “sáng ra”! Có khi nghe Bác hay Trung ương nói ra vẻ tiếp thu, ghi vào đầy sổ, nhưng rồi không làm! Có những cán bộ luôn nói mình là “đầy tớ” nhưng lại hành động như những “ông quan” và “bà quan”. Báo chí phải góp phần vào việc giáo dục cán bộ.
Phạm Duy
(st và soạn)
Ý kiến bạn đọc