Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khoá VII: Thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến “tinh” và xác đáng
15:40, 08/07/2010
Sáng 8-7, trong phiên thảo luận tại hội trường của Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa VII, trên cơ sở kết quả thảo luận tổ, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến “tinh” và xác đáng.
Về thực hiện kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm 2010; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2010: Đa số ý kiến đại biểu thống nhất với Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm 2010; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2010 và đánh giá cao những kết quả đã đạt được. Song bên cạnh nhiều chỉ tiêu đạt được, vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm đó là: Việc thực hiện các chính sách của Trung ương, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt hiệu quả cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo; tuy nhiên ở một số vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS có một số dự án, chương trình chưa phát huy tác dụng tốt, một số công trình xây dựng chưa bảo đảm chất lượng. Công nghiệp phát triển còn chậm, phân tán, khó có khả năng mời gọi các nhà đầu tư do giao thông đi lại còn khó khăn, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều trở ngại. Vấn đề thu ngân sách, chỉ tiêu giao chưa sát, chưa có cơ sở vững chắc (mới chỉ căn cứ vào số thu năm trước để giao cho năm sau). Việc làm nhà theo Chương trình 134 trước đây ở một số nơi chất lượng không bảo đảm nên hiện nay đã xuống cấp, đề nghị cho bổ sung vào loại nhà người nghèo để sửa chữa theo Chương trình 167. Xây dựng cơ bản: công tác giải phóng mặt bằng chậm nên dẫn đến thi công chậm, chú ý quan tâm việc duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông tránh để hư hỏng nặng mới sửa chữa. Đại biểu đề nghị xem lại việc quy hoạch cụm công nghiệp Tân An vì mai sau cụm công nghiệp này sẽ nằm trong khu vực nội thị – dẫn đến các vấn đề phải xử lý như môi trường, tiếng ồn, giao thông … Các công ty lâm nghiệp kinh doanh hiệu quả không rõ ràng, công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Về các đề án trình HĐND tỉnh tại kỳ họp, cơ bản các đại biểu nhất trí song đề nghị và có ý kiến thêm một số vấn đề như sau:
Đề án về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2015: Cần giải trình thêm về công tác kiểm nghiệm, chứng nhận. Có ý kiến cho rằng giới hạn diện tích đất trồng rau sạch 10 ha là bất cập, cần có quy mô phù hợp.
Đề án về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch tỉnh: Cần làm rõ khái niệm “gần rừng” và nếu đưa vào các khu cụm công nghiệp thì phải quy hoạch các phân khu chức năng trong đó; cần phân biệt các cơ sở khai thác sơ chế với các cơ sở mộc dân dụng và có quy hoạch cụ thể; hiện nay nhiều huyện chưa có khu, cụm công nghiệp nên gặp khó khăn khi triển khai thực hiện Đề án.
Đề án về phân cấp cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học và trường dạy nghề công lập: Nên đầu tư cho các xã chưa có đủ trường, lớp; cần tăng định mức kinh phí cho xây dựng trường mầm non vì định mức như Đề án thì chưa đủ để xây dựng trường với chuẩn tối thiểu; kinh phí hỗ trợ xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng cần được tăng thêm để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tăng tỷ lệ loại trường này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Với tỷ lệ tham gia vốn như Đề án nêu nhiều huyện không thực hiện được.
Đề án về dạy tiếng nói và chữ viết Êđê trong trường tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2010-2015: Là cần thiết và là sự tiếp nối, mở rộng của việc dạy thực nghiệm tiếng Êđê đã triển khai ở một số trường phổ thông trong những năm qua, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào và học sinh là người DTTS của tỉnh. Song cần tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo giáo viên, điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đề án về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2015: Cần giải trình thêm về công tác kiểm nghiệm, chứng nhận. Có ý kiến cho rằng giới hạn diện tích đất trồng rau sạch 10 ha là bất cập, cần có quy mô phù hợp.
Đề án về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch tỉnh: Cần làm rõ khái niệm “gần rừng” và nếu đưa vào các khu cụm công nghiệp thì phải quy hoạch các phân khu chức năng trong đó; cần phân biệt các cơ sở khai thác sơ chế với các cơ sở mộc dân dụng và có quy hoạch cụ thể; hiện nay nhiều huyện chưa có khu, cụm công nghiệp nên gặp khó khăn khi triển khai thực hiện Đề án.
Đề án về phân cấp cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học và trường dạy nghề công lập: Nên đầu tư cho các xã chưa có đủ trường, lớp; cần tăng định mức kinh phí cho xây dựng trường mầm non vì định mức như Đề án thì chưa đủ để xây dựng trường với chuẩn tối thiểu; kinh phí hỗ trợ xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng cần được tăng thêm để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tăng tỷ lệ loại trường này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Với tỷ lệ tham gia vốn như Đề án nêu nhiều huyện không thực hiện được.
Đề án về dạy tiếng nói và chữ viết Êđê trong trường tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2010-2015: Là cần thiết và là sự tiếp nối, mở rộng của việc dạy thực nghiệm tiếng Êđê đã triển khai ở một số trường phổ thông trong những năm qua, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào và học sinh là người DTTS của tỉnh. Song cần tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo giáo viên, điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đ.T
Ý kiến bạn đọc