KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG THANH NIÊN XUNG PHONG (15-7-1950 - 15-7-2010)
Những chặng đường anh hùng của Thanh niên xung phong
16:05, 16/07/2010
Năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao đồng chí Nguyễn Chí Thanh trong Ban Dân vận Trung ương, cùng đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc tổ chức Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương.
Ngày 15-7-1950, tại Núi Hồng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đơn vị Thanh niên xung phong (TNXP) mang phiên hiệu Liên phân đội 312 gồm 225 đội viên được thành lập, với mục đích như Bác Hồ đã xác định: “Nhằm phát huy sức mạnh dời non lấp biển của tuổi trẻ xung kích phục vụ công cuộc kháng chiến đi đến toàn thắng và là trường học lớn đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước phục vụ công cuộc kiến quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội tương lai”.
Trung tuần tháng 9-1950, khi đến thăm một đơn vị TNXP đang làm đường phục vụ chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã tặng 4 câu thơ:
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên”.
Chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên”.
Cuối năm 1953, do yêu cầu củng cố và phát triển các đơn vị TNXP, Bác Hồ đã giao cho đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác, làm Đoàn trưởng “Đoàn TNXP - XP”, và đồng chí Tạ Quang Chiến, cán bộ bảo vệ của Bác, làm Đội trưởng “Đội TNXP kiểu mẫu”. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng vạn thanh niên các tỉnh khu 3, khu 4, Tây Bắc, Việt Bắc và Liên khu 5 nô nức gia nhập TNXP.
Trong chiến dịch Đông - Xuân 1953-1954, hơn 10.000 đội viên TNXP đã có mặt trên khắp các chiến trường Việt Bắc, Tây Bắc, Liên khu 4 và mặt trận Tây Nguyên.
Tại mặt trận Điện Biên Phủ, có 15.000 đội viên TNXP trực tiếp phục vụ và 8.000 đội viên được tuyển chọn bổ sung vào bộ đội chủ lực ngay tại chiến trường, tham gia trực tiếp chiến đấu.
Tại mặt trận Tây Nguyên, 1.000 đội viên trong số 4.000 cán bộ, đội viên thuộc Tổng đội 204 của Liên khu 5, được tuyển chọn bổ sung vào các đơn vị bộ đội chủ lực.
Trong kháng chiến chống Pháp, TNXP là lực lượng vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, nhu yếu phẩm, đào hầm hào, xây dựng trận địa, làm đường giao thông...,luôn sát cánh cùng bộ đội chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đồng thời làm nhiệm vụ chăm sóc, phục vụ thương binh, bệnh binh, thu dọn chiến trường...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá cao vai trò và chiến công của TNXP trong chiến dịch Điện Biên Phủ: “Việc bảo đảm giao thông vận tải, cung cấp lương thực, đạn dược cho Điện Biên Phủ là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém tình hình chiến đấu từng ngày, từng giờ. Vì vậy, kẻ địch không thể tưởng tượng chúng ta có thể khắc phục được những khó khăn ấy. Bọn đế quốc và phản động đã không đánh giá được sức mạnh vĩ đại của một dân tộc, sức mạnh của nhân dân. Trong chiến dịch, nếu không có TNXP thì bộ đội cũng sẽ gặp khó khăn. TNXP đã thật sự đem tinh thần xung phong của thanh niên, xung phong trên chiến trường Điện Biên Phủ, cùng quân đội, dân công, đồng bào Tây Bắc góp phần cống hiến xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Tôi luôn luôn coi TNXP như bộ đội”.
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, hơn một vạn TNXP tập trung và hàng chục nghìn TNXP ở các địa phương bước vào thời kỳ làm nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Lực lượng TNXP hăng hái tình nguyện nhận nhiệm vụ mới, góp phần khôi phục tuyến đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Nam Định, xây dựng các tuyến đường Tây Bắc nối lền biên giới Việt - Trung và các cơ sở công nghiệp ban đầu của hậu phương để chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào xâm lược miền Nam và tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân phá hoại miền Bắc. Bác Hồ và Trung ương quyết định tổ chức TNXP chống Mỹ, cứu nước.
Với tinh thần “Tất cả để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”, từ tháng 6-1965 đến tháng 4-1975, đã có 180.000 nam nữ TNXP lần lượt “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, có mặt ở hầu hết các chiến trường miền Nam gian khổ, ác liệt, ngày đêm phục vụ chiến đấu và chiến đấu. Với khẩu hiệu “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường, dũng cảm”, lực lượng TNXP đã làm mới 2.165 km đường chiến lược từ khu 4 trở vào Trường Sơn, bảo đảm giao thông trên 53 con đường huyết mạch dài 3.000 km; trấn giữ trên 2.500 trọng điểm địch đánh phá ác liệt để bảo đảm giao thông; vận chuyển hàng chục vạn tấn vũ khí, quân trang, quân dụng, lương thực, thuốc men vào chiến trường.
Bác Hồ thăm Đại hội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước 12-1-1967 |
Với tinh thần “Tất cả để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”, từ tháng 6-1965 đến tháng 4-1975, đã có 180.000 nam nữ TNXP lần lượt “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, có mặt ở hầu hết các chiến trường miền Nam gian khổ, ác liệt, ngày đêm phục vụ chiến đấu và chiến đấu. Với khẩu hiệu “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường, dũng cảm”, lực lượng TNXP đã làm mới 2.165 km đường chiến lược từ khu 4 trở vào Trường Sơn, bảo đảm giao thông trên 53 con đường huyết mạch dài 3.000 km; trấn giữ trên 2.500 trọng điểm địch đánh phá ác liệt để bảo đảm giao thông; vận chuyển hàng chục vạn tấn vũ khí, quân trang, quân dụng, lương thực, thuốc men vào chiến trường.
Lực lượng TNXP “chống Mỹ, cứu nước” đã phục vụ chiến đấu hơn 600 trận đánh, trực tiếp chiến dấu hơn 60 trận, bắn cháy 20 xe tăng, bắn rơi 15 máy bay phản lực Mỹ… Đã có 15.772 cán bộ, đội viên TNXP được tuyển chọn, bổ sung vào bộ đội chủ lực; có hơn 500 đội viên được bình bầu chiến sĩ thi đua, được tặng thưởng huân chương các loại; 4 cá nhân và 6 tập thể được phong danh hiệu Anh hùng; hơn 15.000 cán bộ, đội viên được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, hàng trăm nghìn đội viên TNXP thế hệ thứ ba lên đường phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngoài nhiệm vụ xung kích hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng kinh tế - xã hội TNXP còn là lực lượng hậu bị quốc phòng, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần đến. Những năm gần đây, TNXP đang xung kích thực hiện các dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, các dự án vay vốn sản xuất tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh…
Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, hàng trăm nghìn đội viên TNXP thế hệ thứ ba lên đường phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngoài nhiệm vụ xung kích hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng kinh tế - xã hội TNXP còn là lực lượng hậu bị quốc phòng, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần đến. Những năm gần đây, TNXP đang xung kích thực hiện các dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, các dự án vay vốn sản xuất tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh…
Sự mất mát, hy sinh của anh chị em TNXP trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước thật là to lớn : Gần 5.000 đội viên, cán bộ TNXP đã ngã xuống trên các chiến trường. Hàng chục nghìn đội viên bị thương, tai nạn, nhiễm chất độc da cam...
Ngày 11-11-1997, lực lượng TNXP Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, và Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy Ngày 15-7 hằng năm làm Ngày truyền thống của lực lượng TNXP Việt Nam. Và cũng từ đó, Đảng và Nhà nước đã khẳng định các cựu TNXP thuộc đối tượng được hưởng chính sách đãi ngộ đối với người có công với cách mạng.
Nguyễn Xuyến
(tổng hợp)
Lực lượng Thanh niên xung phong đón nhận
Huân chương
Sao Vàng
Ngày 14-7, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Lực lượng TNXP Việt Nam (15-7-1950-15-7-2010) và đón nhận Huân chương Sao Vàng, phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước trao tặng.
60 năm qua, lực lượng TNXP Việt Nam đã không ngừng rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, đã lập công xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cũng tại lễ kỷ niệm này, lực lượng TNXP mặt trận Điện Biên Phủ và Đội K53 được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 60 gương sáng TNXP làm theo lời Bác nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
Ghi nhận những đóng góp to lớn của lực lượng TNXP, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: “Trao tặng Huân chương Sao Vàng và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng TNXP và các đơn vị TNXP biểu hiện sự đánh giá cao của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đối với những công sức, cống hiến của lực lượng TNXP suốt 60 năm qua, hơn thế nữa, đồng thời thể hiện lòng tin, gửi gắm không chỉ đối với lực lượng TNXP mà với cả thế hệ trẻ”. Chủ tịch nước cũng căn dặn các cấp ủy Đảng, chính quyền thời gian tới cần tiếp tục quan tâm chăm sóc, giải quyết chính sách đối với lực lượng TNXP, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, chăm lo sức khỏe, công ăn việc làm không chỉ cho TNXP mà cả con em của họ.
Q.A
(tổng hợp)
|
Ý kiến bạn đọc