Multimedia Đọc Báo in

Phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015"

08:41, 12/07/2010

Cán bộ Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ này theo chương trình 1 tháng và chương trình 10 ngày.
 

Cán bộ hội nông dân huyện Ea ka nắm bắt tình hình sản xuất tại nông hộ  Ảnh: H.H
Cán bộ hội nông dân huyện Ea Kar nắm bắt tình hình sản xuất tại nông hộ      Ảnh: H.H

Đây là một trong những nội dung của Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015" của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cũng theo đề án, Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã có trình độ trung học cơ sở trở lên (chưa có bằng trung cấp), được đào tạo trung cấp "Công tác xã hội, chuyên ngành công tác Hội Nông dân"; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã đã có bằng trung cấp trở lên, nhưng chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, sẽ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội theo chương trình 3 tháng và chương trình 7 ngày. Ngoài ra, cán bộ các Ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội, cán bộ Hội Nông dân cấp tỉnh sẽ được bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp sư phạm để làm giảng viên kiêm chức.
Đề án được thực hiện theo 2 bước. Bước 1, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng 1 tháng, 10 ngày với đối tượng là cán bộ Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện; lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, thành Hội và một số lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội. Ngoài ra, các tỉnh, thành Hội sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng 3 tháng, 7 ngày với đối tượng là cán bộ Hội Nông dân cấp xã. Bước 2, sau khi Đề án "Đào tạo trung cấp công tác xã hội, chuyên ngành công tác Hội Nông dân" được phê duyệt, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ tổ chức các khóa đào tạo hệ trung cấp 2 năm, 3 năm cho đối tượng là cán bộ Hội Nông dân cấp xã.
Kinh phí để thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước hàng năm dành cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Một trong các giải pháp cơ bản để thực hiện Đề án là sự phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam với các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp từng loại đối tượng, chức danh và từng vùng, miền.

Theo CP.vn

 

 


 

 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.