Multimedia Đọc Báo in

Các vấn đề phát triển – tâm điểm của Hội nghị Thượng đỉnh G20

16:44, 11/11/2010

Với khẩu hiệu "Vượt qua khủng hoảng để cùng tăng trưởng", Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc trong các ngày 11 và 12-11 tập trung vào 4 chủ đề chính. Đó là cải tổ Quỹ Tiền tệ (IMF), cải cách quy chế đối với các cơ quan tài chính tư nhân như tăng cường quy chế về vốn và tính huy động của ngân hàng; thi hành các tiêu chuẩn mới về sản phẩm tài chính chưa niêm yết, tiêu chuẩn kế toán, bồi thường…

Hội nghị G20 không chỉ tập trung vào các biện pháp để đối phó với khủng hoảng mà còn đưa ra những điều khoản giới hạn rủi ro, tránh để một cuộc khủng hoảng như 2008 tái diễn; tập trung vào những định hướng cho tương lai nhằm bảo đảm và duy trì tăng trưởng một cách lâu bền. Theo đề nghị của nước chủ nhà Hàn Quốc, "các vấn đề phát triển" được thảo luận sâu mà ở đó, các nước phát triển sẽ chuyển từ trợ giúp tài chính sang tăng cường tiềm năng tăng trưởng cho các nước đang phát triển. Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Suk-Hwan cho biết, Hàn Quốc quan niệm là một thế giới không thể phát triển bền vững nếu tình trạng phân hóa giàu nghèo cơ bản vẫn còn tồn tại. Nếu kinh tế thế giới chỉ nghiêng về phát triển đối với các quốc gia giàu, các quốc gia đã phát triển thì nền kinh tế đó là một nền kinh tế không lành mạnh. Vì vậy, để "các vấn đề phát triển" được đưa vào là 1 trong 4 chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul, Hàn Quốc phải nỗ lực vận động hành lang, tham vấn cũng như tiếp cận và lắng nghe rất nhiều ý kiến từ các nước thành viên.

a
Khách mời và các đại biểu tham gia Hội nghị

Với tư cách khách mời và là Chủ tịch ASEAN tham dự Hội nghị, đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu sẽ cùng tham gia tích cực với các nước thành viên G20 đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và phát triển toàn cầu; quá trình xây dựng thể chế G20 và xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu phù hợp với lợi ích của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Qua đó khẳng định vai trò, vị thế và uy tín của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong cộng đồng quốc tế; thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên G20, đặc biệt là các nước đối tác ưu tiên của Việt Nam.

Đ.T (Tổng hợp)

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.