Multimedia Đọc Báo in

Tỉnh ủy sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới”

15:33, 26/11/2010

Ngày 25-11, Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/T.Ư của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới” và triển khai thực hiện Chỉ thị số 48-CT/T.Ư, ngày 22-10-2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”. Dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Hoàng Trọng Hải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lữ Ngọc Cư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Thiếu tướng Huỳnh Huề, Giám đốc Công an Dak Lak. Tham dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố.

 


Hội nghị đã tập trung đánh giá lại việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/T.Ư, ngày  4-10-2006 của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới”. Sau khi có Chỉ thị 05, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Nhìn chung trong thời gian qua các thế lực thù địch vẫn không ngừng tìm cách lôi kéo, kích động, tìm mọi cách để thực hiện ý đồ gây rối, chống phá cách mạng, chống phá Đảng… Do đó, tình hình an ninh nông thôn, an ninh văn hóa, tư tưởng và trật tự an toàn xã hội có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, các cấp các ngành đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp chủ động đấu tranh, phòng ngừa; tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc… Nhờ đó đã làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong những năm qua…

Tại hội nghị, Thường trực Tỉnh ủy đã triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 48-CT/T.Ư, ngày 22-10-2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”. Theo đánh giá của Bộ Chính trị, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng và nhân dân đã tích cực tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm, thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới như: khủng bố, rửa tiền, mua bán người, sử dụng công nghệ cao để phạm tội, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tội phạm về môi trường, tội phạm xuyên quốc gia… Trong thời gian tới, tình hình tội phạm sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp. do đó công tác phòng chống tội phạm cần chuyển biến mạnh mẽ hơn. Với tinh thần đó, Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị yêu cầu: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tập trung điều tra xử lý nghiêm minh, kịp thời các loại tội phạm. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm của các cơ quan chuyên môn…

Trên tinh thần đó, Thường trực Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị với một số nhiệm vụ trọng tâm: Các cấp ủy, chính quyền phải đặt nhiệm vụ phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ ưu tiên trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đơn vị. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phát động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử… nhằm chủ động phòng ngừa, răn đe, ngăn chặn các loại tội phạm. Phát huy vai trò ảnh hưởng của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trong việc tham gia phong trào phòng chống tội phạm. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm…

 

Việt Cường

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.