Multimedia Đọc Báo in

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại Dak Lak

19:45, 05/04/2012

Sáng 4-4-2012, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Dak Lak về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 và năm 2011. Đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành… đã tiếp và làm việc với Đoàn.

Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại buổi làm việc
Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại buổi làm việc

Giai đoạn 2006-2011, tổng kinh phí đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Dak Lak lên đến trên 35.620 tỷ đồng. Trong đó vốn từ ngân sách Trung ương (bao gồm cả Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ có mục tiêu) gần 4.787 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương hơn 1.809 tỷ đồng; vốn ODA hơn 1.750 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ gần 3.428 tỷ đồng; vốn đầu tư công khác gần 1.360 tỷ đồng. Qua đó đã đầu tư xây dựng gần 2.400km đường giao thông; xây dựng mới và nâng cấp gần 130 công trình thủy lợi và hàng trăm km kênh mương; xây mới gần 4.400 phòng học; đào tạo hơn 15.000 lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 37%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 31%; sửa chữa, làm mới gần 28.100 căn nhà cho hộ nghèo ở nông thôn theo Chương trình 134, Quyết định 167…

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn những hạn chế: nguồn vốn mới đáp ứng một phần nhu cầu thực tiễn; các chương trình, chính sách ban hành khá nhiều nhưng dàn trải, nhiều bộ, ngành cùng quản lý, nhưng thiếu sự phối hợp dẫn đến chồng chéo, lãng phí; chất lượng công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa có sự tham gia góp ý của người dân. Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và tỉnh Dak Lak đã kiến nghị với Quốc hội cần có chính sách ưu tiên cho vay vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; phân bổ vốn tập trung để phát huy hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng nghị quyết chuyên đề về di dân tự do; có cơ chế, chính sách giải quyết dứt điểm tình trạng các công ty lâm nghiệp hoạt động không hiệu quả.

Ghi nhận những kiến nghị của Dak Lak, Đoàn công tác hứa sẽ báo cáo đầy đủ với cấp trên để xem xét, có hướng xử lý thích hợp.

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.