Multimedia Đọc Báo in

Đại hội Hội Cựu chiến binh huyện Buôn Đôn lần thứ IV, nhiệm kỳ 2012-2017

08:22, 04/06/2012

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Buôn Đôn vừa tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2012 – 2017.

Trong nhiệm kỳ qua, phát huy bản chất “Bộ đội cụ Hồ”, các cán bộ, hội viên Hội CCB huyện Buôn Đôn đã đoàn kết, tích cực tham gia phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, tham gia xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội CCB huyện lần thứ III đã đề ra. Trong phong trào giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội CCB huyện đã vận động cơ sở Hội xây dựng quỹ giúp nhau xóa đói, giảm nghèo được gần 1,2 tỷ đồng, giải quyết cho 600 lượt hội viên vay với lãi suất thấp. Ngoài các nguồn vốn nội lực, Hội còn khai thác tốt các nguồn vốn vay ưu đãi từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện. Đến nay, Hội đã thành lập được 52 tổ vay vốn với tổng số dư nợ gần 27,6 tỷ đồng, cho hơn 1.563 lượt hội viên vay.  Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp cùng với các ban, ngành, đoàn thể của huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ, hội viên; tổ chức cho cán bộ, hội viên tham quan các mô hình điểm trong và ngoài huyện để áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình. Ngoài ra, Hội luôn chăm lo đời sống tinh thần vật chất cho hội viên. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã phối hợp với các ngành chức năng xây được 12 căn nhà tặng các hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở, mỗi  căn nhà trị giá trên 50 triệu đồng. Nhờ những hoạt động trên, trong những năm qua đã có nhiều hội viên CCB vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Tính đến nay, Hội CCB huyện Buôn Đôn có 71% hội viên có kinh tế khá, giàu.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội CCB huyện khóa V, nhiệm kỳ 2012 – 2017 gồm 13 thành viên. Ông Hà Anh Thìn tiếp tục được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội CCB huyện khóa mới.

Quốc An 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.