Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy định kỳ

11:07, 23/10/2012

Ngày 23-10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy định kỳ. Hội nghị có sự tham gia của các báo cáo viên Tỉnh ủy, lãnh đạo các ngành trong khối tư tưởng, văn hoá, khoa giáo của tỉnh; trưởng, phó ban tuyên giáo, giám đốc, phó  giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc.

Tại Hội nghị, các đại biểu được phổ biến và nắm bắt hai nội dung chính: Một số tình hình an ninh chính trị, tình hình tôn giáo trong nước, trong tỉnh thời gian qua; tình hình tội phạm và các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh diễn biễn phức tạp nhất là tội phạm trẻ tuổi, với 65% đối tượng phạm tội có tuổi đời từ 16-30. Các loại tội phạm ma tuý, tội phạm xâm phạm quản lý kinh tế và chức vụ, vi phạm về bảo vệ môi trường cũng tăng so với cùng kỳ. Cụ thể: từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 264 vụ xâm phạm quản lý kinh tế và chức vụ; 136 vụ án ma tuý với các địa bàn chủ yếu là TP. Buôn Ma Thuột, Ea Kar, Krông Buk, Ea H’Leo; 227 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trong năm 2012 trên địa bàn tỉnh xuất hiện loại tội phạm công nghệ cao như cá độ, đánh bạc qua mạng; kinh doanh thương mại... điển hình là Công ty Cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến (MB24). MB24 đã lôi kéo người dân trong và ngoài tỉnh mua tổng cộng 4.354 gian hàng trong thời gian từ tháng 11-2011 đến tháng 7-2012 với tổng số tiền 22 tỷ đồng. Tình hình tai nạn giao thông cũng là vấn đề “nóng”, tổng số vụ đến thời điểm này là 429 vụ, giảm so với cùng kỳ nhưng so với mặt bằng chung của cả nước vẫn chiếm tỷ lệ cao. Tại Hội nghị, lãnh đạo Công an tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị trong khối tư tưởng, văn hóa của tỉnh tiếp tục tập trung tăng cường phối hợp tuyên truyền về phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, tình hình an ninh chính trị, tình hình tôn giáo trong nước, trong tỉnh thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch lợi dụng một số hoạt động tôn giáo để chống phá, nhằm mục đích gây mất an ninh chính trị với các hình thức chủ yếu: xuyên tạc, thao túng các tổ chức quốc tế để thông tin sai lệch và bôi nhọ chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; mua chuộc, nuôi dưỡng các phần tử cực đoan và ly khai của các tổ chức tôn giáo trong nước và nước ngoài; khai thác lợi thế của một số quốc gia có thế mạnh kinh tế, quốc phòng trong điều kiện hội nhập quốc tế để tạo thế và lực chống phá; chính trị hoá tôn giáo. Trước những diễn biến phức tạp này, để góp phần bảo đảm an ninh chính trị, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp tục nâng cao nhận thức để chống lợi dụng tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tranh thủ được các chức sắc, giáo sĩ; đẩy mạnh công tác phát động quần chúng đấu tranh chống những quan điểm sai trái, bảo vệ chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. 

Đàm Thuần


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.